Nghệ thuật bắt tay

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 114)

V. Lễ nghi giao tiếp 1 Thể hiện sức hấp dẫn như thế nào?

12.Nghệ thuật bắt tay

Bắt tay đã không còn xa lạ gì trong môi trường xã giao, nhưng trong một số trường hợp, nếu như không hiểu được quy tắc bắt tay thì sẽ trở thành trò cười và khiến cho người chủ động đưa tay ra bắt rơi vào hoàn cảnh khó xử. Điều đó chứng tỏ bắt tay vẫn còn có không ít những quy tắc. Thông thường, khi bắt tay thường do nữ chủ nhân, người lớn tuổi, hay người có địa vị cao đưa tay ra trước. Là người khách, thanh niên, địa vị thấp thì chỉ được chào trước khi gặp mặt, đợi khi đối phương đưa tay ra mới được bắt tay, không nên cứ nắm mãi không rời, hoặc dùng sức của bàn tay quá mạnh. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều đã có rất nhiều lần bắt tay, tuy đó là ngôn ngữ không lời nhưng lại mang tính biểu hiện lớn trong thể hiện tình cảm. Hiểu được tư thế bắt tay đúng là rất quan trọng. Ví dụ: Khi bắt tay người khác lại nắm vào mu bàn tay đối phương , hoặc sức của bàn tay quá yếu hoặc quá mạnh, đưa thăng tay ra và để mặc cho đối phương chi phối… Những kiểu bắt tay như vậy đều không thể chấp nhận.

Có những người khi bắt tay lại thường dùng hai tay nắm chặt lấy bốn ngón tay đối phương, giống như hổ đang ngậm con. Không nói cũng rõ, kiểu bắt tay như vậy sẽ gây phản cảm cho đối phương. Còn có người khi bắt tay, không phải là dùng tay thân mật nắm lấy bàn tay mà chỉ là hời hợt nắm lấy mấy đầu ngón tay của đối phương và cho rằng như vậy là lịch sự, phù hợp. Trên thực tế, nếu như bạn dùng kiểu đó để bắt tay người khác, cho dù khuôn mặt bạn có tỏ ra nhiệt tình và thân thiện thì vẫn tạo cho đối phương một cảm giác vô cũng lãnh đạm. Có những người thường mang găng tay

nhưng lại chủ động bắt tay với người khác, đồng thời cũng thể hiện sự thân thiện chào đón đối phương, trên thực tế khi đeo găng tay thì có nghĩa là bản thân ghét bị người khác chạm vào tay mình, do đó vẫn là mất lịch sự. Bắt tay không chỉ được dùng khi gặp nhau hay chia tay, đồng thời nó cũng biểu hiện sự chúc mừng, cảm tạ hoặc khích lệ động viên. Nếu như khi đối phương có một số thành công và tiến bộ thì bắt tay có tác dụng như một lời chúc mừng và cổ vũ, sau khi đưa tặng phẩm, phần thưởng, giấy khen và phát biểu những lời chúc mừng… thì nên bắt tay đối phương để biểu thị sự chúc mừng.

13. Sáu yêu cầu khi nhận danh thiếp

Khi nhận danh thiếp cần chú ý để có được những yêu cầu sau: 1. Cần cung kính tiếp nhận để đối phương nhận thấy bạn đã rất tôn trọng họ. 2. Khi đã nhận danh thiếp thì nên xem qua một lần, tuyệt đối tránh khi đã nhận danh thiếp lại đem cất đi ngay mà không đọc lần nào. 3. Những chỗ xem không hiểu thì có thể hỏi, đối phương nhất định sẽ nhiệt tình chỉ

giúp bạn.

4. Nếu như đồng thời phải trao đổi danh thiếp với nhiều người, mà hai bên đều là gặp nhau lần đầu, bạn có thể xếp danh thiếp ở trước mặt, thuận theo vị trí chỗ ngồi của đối phương để tiện cho khi đàm phán có thể dễ dàng nhớ được tên của họ. 5. Khi đặt danh thiếp ở trên mặt bàn, tuyệt đối không được đặt đồ vật khác lên trên mặt danh thiếp, nếu không sẽ bị coi là hành vi làm nhục người khác. 6. Khi bạn muốn nhận được danh thiếp của đối phương nhưng họ lại không đưa cho bạn thì bạn cũng không nên nói thẳng với đối phương: “Anh cho tôi một danh thiếp” mà nên có giọng nói nhỏ nhẹ thỉnh cầu: “Nếu không có gì bất tiện thì anh có thể tặng

tôi một chiếc danh thiếp được không ạ?”.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 114)