Không nên nói những lời coi thường người khác

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 89)

III. Những điều nên tránh khi kết bạn

5.Không nên nói những lời coi thường người khác

Có rất nhiều bạn lấy làm tự hào để nói câu này với mọi người: “Tôi bình thường không thích nhờ vả người khác”. Lời nói của họ dường như có chút ý nghĩa rằng: Để cho mọi người biết họ là người rất kiên cường. Chúng ta sống trong cuộc sống đương nhiên cần phải tự lực cánh sinh chứ không nên dựa vào người khác. Nhưng xã hội thì cuối cùng cũng vẫn là tập thể, có rất nhiều việc mà làm một mình sẽ rất khó thành công được, khả năng của con người thì chỉ có hạn mà thôi. Có thể giờ bạn chưa ở trong tình cảnh khó khăn và không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Nhưng biết đâu được, cuộc sống thiên biến vạn hóa, vậy làm sao biết được phía trước không có trở ngại lớn nào chứ? Tất cả những người tự cho rằng mình không muốn nhờ vả người khác thì thường là

những người thất bại trong quan hệ ở cuộc sống. Phân tích từ góc độ tâm lý thì đương nhiên tính cách của mỗi người khác nhau, có khoan dung, có ích kỷ, có hào phóng, có hẹp hòi. Nhưng cho dù tính cách có thế nào chăng nữa thì khi cho người khác ơn huệ (dù là nhỏ), chắc chắn rằng ai cũng vui vẻ cả. Khi bạn nói với người khác rằng: “Tôi không thích nhờ vả người khác”, dù là bạn không có ý nói tới anh ta đi chăng nữa thì người nghe cũng cho rằng người bạn đang muốn nói chính là họ. Anh ta có thể sẽ có cảm giác rằng khoảng cách giữa bạn và anh ta là rất xa, hoàn toàn xa lạ, thậm chí anh ta có thể nghĩ bạn coi thường năng lực của anh ta. Người nhạy cảm có thể nghĩ được ý nghĩa đằng sau câu nói: “Tôi không thích nhờ vả người khác”, đó là “Tôi cũng không

thích người khác nhờ vả tôi”.

Nhà quan hệ học Can-đôn đã khuyên mọi người “Hãy nhận chút ân huệ của người khác”, cho rằng đây là cách tốt nhất để có được thiện cảm của người khác. Tất cả mọi người đều mong muốn có được sự coi trọng và tôn trọng từ phía người khác. Nếu những người được nhận ơn huệ thì họ sẽ rất cảm kích, sẽ nhớ tới những người đã cho mình ơn huệ đó và sẽ rất coi trọng họ. Đó cũng là một cách trong quan hệ với mọi người.

Trong đời người, ai dám đảm bảo suốt đời sẽ không phải nhờ vả người khác? Nữ tác giả Long Kim nổi tiếng của Xin-ga-po đã từng viết tập truyện “Không nhờ vả người khác” với chủ đề chính: “Hãy tự mình làm lấy, dù thành hay bại đều cảm thấy thanh thản”. Nhưng mà thực tế cuộc sống lại có rất nhiều những việc bất đắc dĩ khiến bạn đành phải đi cầu viện người khác. Giả dụ như bạn là một thanh niên đang thất nghiệp, hi vọng tìm được công việc như ý, giả dụ bạn là một viên chức mong muốn dễ dàng có được thuận lợi trong công việc, giả dụ bạn là một nhà báo, hi vọng được bắt tay với một vĩ nhân, hay giả dụ bạn có một việc gấp, hi vọng có được một khoản tiền lớn… Có rất nhiều những hi vọng lớn nhỏ này đã làm nên cuộc sống, yêu cầu cuộc sống đã khiến bạn đành phải đi cầu viện người khác. Còn việc có nhận được sự “giúp đỡ” của người khác hay không thì sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách nhờ vả của bạn. Có những người khi nói tới việc nhờ vả người khác liền nhăn nhó mặt mày, thậm chí muốn từ chối chủ đề này luôn. Họ cho rằng đó là việc rất xấu hổ, kém cỏi. Thật ra không phải như thế, việc nhờ đến sự giúp đỡ của người khác sẽ không làm tổn thương đến lòng tự trọng, tự tin của bản thân nếu bạn nhờ vả mà không tự ti, cầu viện người

khác nhưng không ỷ lại.

Muốn tình cảm trong việc nhờ sự giúp đỡ của người khác thì nhất định phải tuân theo hai nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất là lờ nói phải thành thật dễ nghe, cử chỉ hành động phải lịch sự, đây là điều kiện đầu tiên. Thứ hai là tránh xa những kiêng kỵ của người khác. Mỗi người đều có cá tính và kinh nghiệm cuộc sống, đều có kiêng kỵ với một số lời nói và hành động. Vì vậy, nhất thiết không được phạm phải những điều này. Trong việc quân thường nói tới “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Câu nói này rất phù hợp trong trường hợp này. Khi chúng ta phải nhờ vả ai đó, đầu tiên có thể tiến hành điều tra để hành động, nhất định sẽ có được hiệu quả cao. Khi giao tiếp phải tỏ ra thật có thiện cảm với những người được đối phương yêu mến, coi như thần tượng

của họ. Khi nhờ vả người khác không phải lấy hình thức vật chất làm “bà mối” mà phải lấy những món quà mà đối phương đặc biệt có hứng thú, như thế sẽ kéo lại gần hơn khoảng cách giữa tâm hồn với tâm hồn. Có một người vừa mới tốt nghiệp đại học, được phân công đến một đơn vị mới phát hiện ra rằng công việc đều trái ngành, trái nghề đã học. Anh ta không muốn để phí hoài những kiến thức mình đã học trong mấy năm qua, do đó đã đến nhờ vị lãnh đạo giúp đỡ. Trước khi đến thăm, anh ra đã nắm được những điều kín đáo của vị lãnh đạo này, ông ta có cô con gái duy nhất, năm nay sẽ thi đại học và thi vào khoa Trung văn. Anh chàng này rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Ngày đến nhờ vả vị lãnh đạo kia anh ra mang theo một túi to toàn là sách, may mắn là gặp được con gái của vị lãnh đạo này ở nhà. Chưa vội đề cập đến vấn đề cần được giúp đỡ, anh chàng đem sách vở để tranh luận với cô gái, đồng thời động viên cô ta phấn đấu học lên đại học. Trong lúc nói chuyện mới lộ ra sự việc, sau khi tốt nghiệp đại học anh không được làm việc theo đúng ngành đã học nên phí hoài công sức. Trước khi ra về, anh có cảm giác còn nói rằng những quyển sách mà anh tặng đều là phần thưởng của mình lúc học đại học, điều này khiến cho cô gái khiến cô rất thích. Vị lãnh đạo này đã nhận thấy không nên bỏ phí tài năng của anh ta, liền sắp xếp cho anh ta làm đúng ngành nghề. Không lâu sau anh ta được đưa đến một vị trí công tác vừa ý mình. Chúng ta chân thành nhờ vả sự giúp đỡ của người khác nhưng không chắn chắn họ sẽ đáp ứng được yêu cầu của mình. Khi ta bị từ chối, không nhất thiết phải đi tìm nguyên nhân một cách quá mức. Đương nhiên là tâm lý bị từ chối khó mà chấp nhận được, ai cũng muốn được biết nguyên nhân ra sao nhưng nếu cứ quấn lấy chân đối phương để hỏi bằng được nguyên nhân thì sẽ có hại tới tình cảm của hai bên. Cũng không nên kiên nhẫn quá, đối phương đã từ chối mình rồi thì chắc chắn sẽ có nguyên nhân, nếu cứ theo đuổi mãi yêu cầu của mình thì không chỉ làm khó cho đối phương, hơn nữa sẽ đưa mình vào thế bị động. Trong cuộc đời, mỗi người những việc không như ý muốn rất nhiều, do đó tại sao phải suy nghĩ tới những việc nhỏ đó cơ chứ? Khi nhận thấy đối phương sẽ từ chối mình, bạn nên dừng lại không nói tới nữa và tỏ ra không có ảnh hưởng gì cả, hãy nói với đối phương vài câu và khuyên họ đừng để tâm tới chuyện này nữa. Nếu làm thế, đối phương sẽ rất cảm động và rất có thể lần sau họ sẽ chủ

động giúp bạn đấy.

Trong cuộc sống này vừa có thuận lợi và cũng có cả khó khăn, vì thế ai cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác, có điều chúng ta nhất định không nhờ vả người khác một cách quỵ lụy mà phải theo nguyên tắc: Nhờ vả nhưng không tự ti, nhờ vả nhưng không luồn cúi hay nịnh bợ người khác, như thế cuộc sống sẽ không có gì đáng tiếc.

6. Tránh việc quên tên tuổi của đối tác

Tên tuổi của mọi người thì không có gì quan trọng với người khác cả, nhưng đối với chính mình thì không thể coi nhẹ sự tồn tại của nó. Nếu như hai người tình cờ quen nhau rồi mỗi người một ngả, rồi sau nhiều năm mới gặp lại mà vẫn gọi được tên của đối phương, nhất định họ sẽ rất vui mừng và tình cảm gần gũi giữa hai người sẽ tự nhiên mà có.

Nhớ được tên của người khác thì bạn sẽ có được thiện cảm trước mặt bạn bè mới. Một người bình thường quan tâm đến tên của chính mình hơn là việc quan tâm đến tên tuổi của mọi người trên thế giới. Ở phương diện nào đó, khi bạn nhớ tên của người khác thì cũng là cách gián tiếp tỏ ra bạn rất tôn trọng người đó. Trong suy nghĩ của mọi người thì ai cũng đều mong muốn rằng mình sẽ là một nhân vật quan trọng trong lòng của người khác. Nếu bạn nhớ đến tên của họ một cách thoải mái, thì rất có thể vì thế mà họ sẽ loại đi những đề phòng đối với bạn, tiếp đó sẽ có sự tin tưởng đối với bạn,

thậm chí bạn sẽ là chỗ dựa của họ.

Ngược lại, khi quên hay nhớ nhầm tên người khác thì rất có thể sẽ gặp phải những phiền phức khó lường. Có một cô gái thường hay đến xem hàng của một cửa hàng bán sản phẩm nghệ thuật. Có lúc chỉ là đến xem chứ không phải để mua gì cả. Cùng lúc đó, có một cô gái khác cũng có sở thích giống với cô ta, họ hay gặp nhau ở cửa hàng, lúc đầu chỉ là những cái gật đầu hay cười để chào nhau, rồi đến giới thiệu tên cho nhau, cuối cùng trở thành bạn thân của nhau. Thế rồi sau đó, mỗi lần gặp nhau họ đều cảm thấy thân mật và vui vẻ. Giữa biển người mênh mông, hai con người cùng sở thích gặp được nhau tình cờ thì có lẽ thuộc về duyên phận, và có thể trở thành bạn thân của nhau thì càng đáng quý. Tuy nhiên khi nghe đối phương giới thiệu tên họ cho mình thì cô ta lại quên ngay, mỗi lần gặp nhau khi nghe thấy cô gái kia gọi tên mình thì cô ta luôn lấy từ “ơ” để thay cho lời chào và phản ứng rất tự nhiên. Cô ta không biết được rằng khi không nhớ tên của người khác thì là điều đáng tiếc trong việc giao tiếp quan hệ hàng ngày. Có một ngày, sau khi gặp nhau khá lâu, cô ta nói với cô bạn kia rằng: “Này, xin lỗi mình quên mất tên bạn là gì rồi.” Cô bạn kia sững người và cả hai rơi vào tình huống rất khó xử. Sau đó, cô gái này vẫn đi đến cửa hàng nhưng rất ít khi gặp người bạn kia nữa. Vì chuyện này mà cô ta rất buồn, từ đó mới nhận thức được mức độ quan trọng của việc để ý tên của người khác. Nhớ tên người khác là quý trọng và kính trọng họ, vừa mở ra quan hệ của mình với họ, cũng vừa là một cách để khích lệ họ sẽ có quan hệ gần gũi với mình.

7. Tránh lười nhác trong quan hệ

Nhà văn Tiền Trung Thư trong tiểu thuyết “Vì thành” có đoạn đã nói: “Đã là bạn thì cả hai nên mong gặp mặt nhau, gọi điện thoại cũng là liên hệ với nhau rồi, nhưng chưa gặp mặt nhau thì tất cả những lời vừa nói khó có thể giữ lại lâu được. Điện thoại là kẻ cắp những lần viếng thăm của những người lười”. Hơn nữa, giọng nói của một người trong điện thoại thường thay đổi một cách khó

nghe, đến nỗi không thể nhận ra được.

Cách quan hệ giao tiếp của mọi người với nhau không ngoài cách mà Tiền tiên sinh đã nói tới: Gặp mặt nhau, gọi điện thoại và viết thư. Gặp mặt nhau thì rất không thích hợp cho những người ngại việc giao tiếp, hơn nữa gặp nhau đòi hỏi thời gian của hai bên như nhau, đòi hỏi tâm trạng, không khí, thậm chí là hai người có thỏa thuận ngầm được với nhau hay không. Gọi điện thoại có tính có cấp bách. Chuông reo, đòi hỏi phải đi nghe ngay. Bất kể là bạn gọi hay bạn nhận điện của người khác thì đều phải nói những điều không muốn nói trong khoảng thời gian có hạn, lại không thể quá súc

tích, nhất là khi bạn đang bận hay trong lòng bực bội gì đó, chuông điện thoại réo lên thì thường là bạn bị bắt ép vào mối quan hệ này. So sánh hai kiểu quan hệ giao tiếp trên, viết thư cũng có chỗ độc đáo, không kể là bạn viết thư cho người khác hay khi bạn nhận được thư của người khác thì bạn đều có đủ thời gian để suy nghĩ và thể hiện ra được. Thư làm cho quan hệ mọi người có cảm giác tự do và thoải mái. Khi viết thư, thường chúng ta có một cảm giác, đó là có thể viết hết ra những điều mà lúc thường không thể nói ra được. Thật vậy, lúc không cần lo lắng tới sự rụt rè của chính mình, không cần lo đến những điều khó nói ra được, càng không cần lo lắng tới việc xuất hiện tình huống khó xử mà có sự phản ứng của đối phương, đúng là khoảng cách mà tất cả đều trở nên tốt đẹp. Nhiều tình cảm rất đẹp, nhưng ý nghĩa cũng rất sâu sắc mà chúng ta không thể nói trực tiếp ra được trong khi gặp mặt hay khi nói qua điện thoại, vì nếu như thế thì sẽ trở nên đơn điệu và mất hết những lời nói đẹp, có thể là không nói rõ được vấn đề dù có nói bằng cách nào đi chăng nữa. Tuy nhiên cả hai thiếu sót này đều có thể hạn chế được khi ta viết thư, chúng ta chỉ cần dùng một cách so sánh xác đáng để làm thành một phương pháp tu từ nào đó là cũng có thể làm cho đối

phương hiểu được ý mình muốn nói.

Quan hệ giữa con người với nhau, ngoài quan hệ lợi ích ra thì cần phải có một quan hệ tình cảm thuần túy và chân thành. Trong cuộc sống hiện đại và nhịp độ hết sức nhanh như hiện nay, mỗi người hãy giao lưu tình cảm với người khác, nó sẽ có thể khiến chúng ta trong một thời gian ngắn, chỉ cần bỏ chút công sức nho nhỏ và trong tình huống tương đối tự nhiên cũng biểu thị được tình cảm phong phú và chân thành nhất. Trong những lúc mặt đối mặt với nhau, mọi người sẽ luôn tự giác che đậy chính mình và sẽ đóng vai một nhân vật, sẽ khác rất nhiều so với chính mình. Tuy nhiên trong bức thư đến từ nơi rất xa, vài đồng tiền lẻ, vài trang giấy thậm chí chỉ cần vài dòng chữ là đều có thể khiến cho đối phương nhận được một sự cảm động và an ủi sâu sắc. Nếu như vì công việc quá mệt mỏi mà rất lâu bạn không thể viết thư cho bạn bè được, vậy thì ngay bây giờ có thể viết vài chữ để hỏi thăm một chút đi. Cầm bút là có thể mang đến niềm vui cho bạn và bạn bè của bạn, chẳng lẽ lại không nên làm hay sao? Tình cảm đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nuôi dưỡng nó, như thế mới có thể khiến cho tình cảm bền vững được, thư cũng được coi là “trạm tiếp tế nhiên liệu tình cảm” vậy.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 89)