Trong giao tiếp không thể thiếu sự hài hước

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 88)

III. Những điều nên tránh khi kết bạn

4. Trong giao tiếp không thể thiếu sự hài hước

Khi giao tiếp, quan hệ xã giao thì không thể thiếu được sự hài hước, hóm hỉnh. Nó có thể làm cho khó khăn căng thẳng trở nên thoải mái, nó sẽ làm cho mọi người cảm thấy sự chan hòa và thiện chí của người nói, khiến họ dễ tiếp nhận bất kỳ một ý kiến nào đó. Lâm Ngữ Đường đã nói: “Hài hước cũng là một thái độ trong cuộc đời”. Trong cuộc sống, bất kỳ là giữa những người nho nhã hay một người bình thường, bất kỳ là giữa bạn thân, vợ chồng hay hàng xóm, ở đâu cũng thấy được sự hài hước. Nó đã trở thành nghệ thuật và văn hoá lành mạnh, trở thành một liều thuốc điều hòa quan

hệ của con người.

Hài hước cũng là một mặt của trí tuệ con người. Trong lúc không khí không vui, lời nói hóm hỉnh sẽ thể hiện sự linh hoạt của một người. Trong một buổi tối hôn lễ, thời tiết không được đẹp vì mưa, chủ và khách đều không tránh khỏi cảnh không vui. Lúc đó có một vị khách đã đọc bốn câu thơ trong bài “Mưa hỉ đêm xuân” của Đỗ Phủ cho

cô dâu chú rể nghe.

“Mưa rơi thật đúng lúc,

Hôn lễ vẫn diễn ra

Vào đêm cùng với gió

Nghe được tiếng hôn thầm”

Khi vừa đọc xong, cô dâu ngượng đỏ cả mặt và bạn bè khách khứa trong hội trường cười ồ lên, không khí không vui vẻ chốc lát đã mất. Người khách này muốn thông qua bài thơ để làm cho không khí vui vẻ lên. Anh ta đọc thơ rất tự nhiên và sinh động, ý thơ phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, sự hài hước của anh ra đã đem lại cho mọi người

sự vui vẻ.

Có hai vợ chồng đi du lịch, trên đường đi cả hai người đều rất mệt. Anh chồng cầm

- Anh cầm ngược báo rồi đấy!

- Em cho rằng đọc báo khó lắm à?

Cách trả lời của anh chồng đã chuyển từ “vô ý cầm ngược báo” sang “cố ý cầm ngược báo”. Từ đó có nghĩa là “đọc rất dễ”, một kiểu ngụy biện rất hóm hỉnh. Câu trả lời ngắn gọn này đã đem lại cho cả hai không khí vui vẻ và làm vơi đi sự mệt mỏi trước đó.

Sự hóm hỉnh có thể dùng trong rất nhiều trường hợp. Chỉ cần sử dụng hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Khi bạn bè xung quanh chúng ta bực tức hay là có tâm trạng buồn bã, cách làm thông thường là hỏi thăm nguyên do tại sao rồi an ủi họ, nhưng những lời nói đó của chúng ta thường vô ích, không có tác dụng và không làm cho họ thoát khỏi phiền muộn. Nếu hài hước một chút thì cũng có thể làm họ bật ra tiếng

cười. Hãy xem cách hóm hỉnh dưới đây.

Nhã Nhã đang rất buồn, người yêu của cô đẩy cửa đi vào và nói:

- Hôm nay anh mời em đi chơi!

- Anh nên mời từ lâu rồi chư? - Nhã Nhã đáp lại. - Không biết có mời được không đây? - Bạn trai cô ta cố tình nói vòng vo. - Làm sao có chuyện không mời được – Nhã Nhã vui hẳn lên. - Thế thì anh mời em đi nhảy lầu. Tiếc là, cả đời chỉ được mời nhảy lầu có một lần thế

này thì ngượng quá.

- Hay là anh đi nhảy lầu một mình đi! – Nhã

Nhã bĩu môi cười

- Nếu không nhảy được lầu thì ta đi xem phim nhé! Kiểu hóm hỉnh rất nhịp nhàng từ đầu đến cuối của anh bạn trai đã tạo ra không khí rất ngọt ngào, làm cho tâm trạng của cô bạn gái vui vẻ lên. Còn cô ta cũng rất hài hước, trả lời rất linh hoạt khiến cho hai người thoát khỏi không khí buồn bã trước đó. Vì thế tâm trạng buồn bã sẽ tan biến đi trong sự hài hước hóm hỉnh. Lời nói hài hước không chỉ tràn đầy không khí vui vẻ mà còn làm cho quan hệ giữa con người với nhau chan hòa hơn, hòa đồng hơn. Hơn nữa, nó còn có thể dùng để phản bác người khác, là vũ khí hữu hiệu để phản kích lại đối phương. Nó còn hiệu quả hơn nhiều so với việc to tiếng cãi nhau, đó là điều cần chú ý đến.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 88)