II. Chín điều kiêng kỵ của các thương nhân 1 Tránh việc nghi ngờ trong khi sử dụng ngườ
2. Tránh việc thấy lợi quên nghĩa
“Mua bán công bằng, không bắt nạt trẻ em, đặt chữ tín lên hàng đầu”, “nhiệt tình bao nhiêu sẽ có thuận lợi bấy nhiêu”, “thu hút khách hàng từ mọi nơi đến sẽ có nguồn lợi lớn”… Có rất nhiều những câu ngạn ngữ nói đến việc buôn bán, kinh doanh và tất cả đều nói nên một chân lý đó là: Một doanh nhân thành công trong sự nghiệp thì ngoài việc coi trọng lợi nhuận ra, cũng không được xem nhẹ chữ “nghĩa”. Trong buôn bán phải biết quý trọng sự thật thà, không thể làm những điều đi ngược với nó. Từ xưa, khi nhìn từ tư tưởng kinh doanh buôn bán thì thương nhân sẽ chia thành hai loại.
+ Thứ nhất: Vừa thật tha vừa liêm khiết, họ là những người buôn bán có lương tâm. + Thứ hai: Là người nghèo nhưng lại là những kẻ rất giỏi luồn cúi nịnh bợ, buôn bán
rất gian xảo.
Những người theo kiểu thứ nhất thì lợi nhuận ở từng sản phẩm sẽ ít, nhưng do họ bán được nhiều hàng nên lợi nhuận cũng sẽ nhiều. Những người theo kiểu thứ hai thì thường có những thủ đoạn như nâng giá, ép giá, trộn lẫn hàng kém chất lượng vào hàng tốt, đầu cơ. Tuy nhiên khác biệt là ở việc hai kiểu người này có ý thức về chữ “tín” trong kinh doanh khác nhau. Gian thương thì không coi trọng chữ “tín”, “nghĩa”
trong việc kinh doanh.
Việc buôn bán tất nhiên là phải có lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận đó phải chính đáng, hợp lý. Kết quả cuối cùng của những người quý trọng sự thật thà và những kẻ không biết coi trọng thật thà sẽ hoàn toàn khác nhau. Trong cuốn “Tiên Cô” của Liễu Tông
Nguyên có câu chuyện:
Trên thị trường có một kẻ buôn bán roi ngựa. Thực ra thì chất lượng bên trong của roi ngựa rất tồi nhưng do được tô vẽ rất đẹp ở bên ngoài mà giá cả cao gấp mười lần giá thực tế. Có lần, một anh chàng nhà giàu đã bỏ ra một số tiền lớn để mua chiếc roi ngựa, sau đó đem khoe khoang với mọi người xung quanh. Nhưng khi anh ta vừa vụt vào con ngựa thì lập tức chiếc roi ngựa bị gãy ngay, lúc đó mới biết rằng bên trong sự hào nhoáng, bóng bẩy kia chỉ là một chiếc gậy gỗ mục nát, chứ không phải loại gỗ quý ở trên đỉnh núi cao như lời gã bán roi ngựa thổi phồng lên. Do đó, anh ta đã quay lại tìm tên bán roi ngựa kia để hỏi cho ra nhẽ. Hắn liền lấy lý do là đã mang hàng ra khỏi cửa hàng nên không có trách nhiệm gì nữa, nhất định từ chối đền tiền. Anh chàng nhà giàu này đã đem chuyện đó đi kể khắp nơi khiến cho tên bán roi ngựa kia mất mặt, không còn cách nào có thể trụ lại được trên thị trường nữa. Tóm lại, người kinh doanh muốn có được lợi nhuận thì phải tạo ra cho mình sự ràng buộc nhất định với chữ “ nghĩa”. Điểm mấu chốt khiến mình có được sự đúng mực là
ở chỗ xử lý thế nào trong mối quan hệ giữa “lợi” và “nghĩa”. Sách luận ngữ có nói: “Thấy lợi thì phải nghĩ đến nghĩa”, “có lợi chỉ sau khi có nghĩa”. Tả truyện cũng nói: “Nghĩa luôn đi cùng với lợi, lợi luôn đi cùng với nghĩa”. Đó cũng là “Tiên nghĩa hậu lợi”, “lấy nghĩa tạo ra lợi, đặt nghĩa lên trước, từ đó làm tiền đề cho lợi”, “Nghĩa và lợi là tất cả những gì con người có”. (Đại lược Tuân Tử). Là thương nhân thì phải tìm lợi trong nghĩa, không được chỉ chạy theo lợi. “Tìm lợi trong nhân mới là quân tử, tài sản đến từ nghĩa mới là đại trượng phu”, “tìm tài phải có đạo, lấy nghĩa làm lợi, không lấy lợi làm nghĩa”. Giới thương nhân nên học những lời mộc mạc này và đó là biểu hiện “nghĩa” của họ.