V. Lễ nghi giao tiếp 1 Thể hiện sức hấp dẫn như thế nào?
17. Xóa bỏ tảng băng cứng trong xã giao
Sự e lệ, rụt rè trong xã giao thường tồn tại khá phổ biến. Hơn nữa sự e lệ rụt rè này sẽ ảnh hưởng đến thành công cá nhân.
Đã có rất nhiều người từng thử nghiệm qua về tình trạng này. Đó là khi ở trước mặt người lạ, dù rất muốn tìm một đề tài nào đó để trò chuyện nhưng lại vô cùng khổ sở vì không biết bắt đầu từ đâu, do vậy làm kéo dài thời gian vô nghĩa và cứ thế làm mất đi cơ hội kết bạn, quan hệ xã giao vui vẻ, trong lòng thì cảm thấy buồn bã không nguôi mà cũng chẳng biết phải làm sao cả.
Đương nhiên bước đầu tiên, một yêu cầu chính đáng là phải có được sự mong muốn trò chuyện với mọi người, hi vọng được người khác tiếp nhận và tiếp nhận người khác. Nếu bạn nói với tôi rằng: “Tôi thật không muốn trò chuyện với người khác đâu đấy nhé!” Vậy ngoài việc nhún vai ra thì tôi còn biết nói gì với bạn đây?
Tình bạn mới và các mối quan hệ mới giữa người với người là những cái mới, làm người ta phải thích thú. Hơn nữa, nếu đã từng thử nghiệm qua điều này thì hẳn sẽ có phát hiện đáng mừng đến kinh ngạc. Chỉ cần nắm vững được kỹ xảo thì ắt sự trò chuyện tìm tiếng nói chung sẽ chẳng khó chút nào mà lại tràn đầy hứng thú hơn. Mỗi ngày, bạn chỉ cần thực hiện từng chút một thôi thì đã có thể đạt được hiệu quả rất lớn rồi.
Kỹ xảo thứ nhất: Hành động có chủ đích.
Hãy dùng những động tác nhỏ như mỉm cười, gật đầu, nhẹ nhàng thăm dò người khác, nhìn thẳng vào mắt của người khác, hướng người về phía người khác để chuyển tải ngôn ngữ của bạn, rằng tôi rất muốn được làm bạn với bạn. Thay đổi lại thứ ngôn ngữ cử chỉ cứng nhắc, lạnh nhạt để làm những điều trên thật là một điều dễ dàng.
Kỹ xảo thứ hai: Tự nhiên mà chủ động.
Có thể được chia thành những bước như: Can đảm, chủ động trò chuyện, vào đề câu chuyện một cách thích hợp, nghe, cảm thấy dần thâm nhập vào phần hứng thú, biểu đạt ý kiến ở tâm sâu. Điều khó là sẽ có lúc bạn bị cự tuyệt, lúc này bạn tuyệt đối không được nhụt chí, chỉ cần bạn hiểu rằng mọi người không nhất thiết nhằm vào bạn nên mới như thế, chỉ cần bạn hãy tiếp tục thử lại đôi chút là được. Đương nhiên là đừng nên chỉ quấn quít lấy một người. Một điểm nữa là: Sự tâng bốc thích đáng hay những đề tài như những vật nhớ mang bên mình, hay về môi trường đều là những lời mở đầu không tệ. Điểm khó nữa là: Biểu đạt được đến trình độ thế nào? Năng nghe người khác đương nhiên vẫn có thể được xem là phương pháp hay, nhưng nói không biểu đạt được chính mình thì sẽ rất khó giao tiếp. Do vậy, tiết lộ một chút bí mật của bạn là một trong những bí quyết trong giao tiếp. Cũng chỉ nói cho mọi người biết một cách thật sự mà không phô trương thành hình ảnh của bản thân là được, không nhất thiết phải đề cập sâu quá.
Kỹ xảo thứ ba: Nhấn mạnh điểm mấu chốt. Đảm bảo cho mạch nối của câu chuyện được trôi chảy, điều này càng khó hơn nhiều so với việc bắt đầu câu chuyện. Bởi vậy, đây là một kỹ thuật cần rèn luyện hơn cả. Để tránh bị “cứng lưỡi” trong giao tiếp thì có thể dùng thuật “nhấn mạnh điểm mấu chốt”.
Khi “điểm mấu chốt” được nhấn mạnh thì chẳng khác nào mở ra nguồn lời không ngớt. Sự vui vẻ thoải mái trong giao tiếp, chỉ cần nghĩ đôi chút là biết ngay. “Nhần mạnh điểm mấu chốt” là một ví dụ hết sức hình tượng, đó chính là việc bạn biết quan tâm thực sự đến những đề tài mà người khác cũng đang cùng quan tâm. Ví dụ chỉ cần những thứ như thể dục thể thao, sự say mê, sở thích, công việc hay những việc lớn trong cuộc sống bạn chỉ cần quan sát và tìm hiểu “điểm mấu chốt” này, như vậy vấn đề về đề tài và sự giao lưu trong giao tiếp sẽ không khó chút nào.
Đừng nên chỉ thao thao bất tuyệt không ngớt. Sau khi trò chuyện đến độ vui vẻ cực độ thì nên rút lại câu chuyện một cách tự nhiên. Nếu không may gặp phải kẻ lắm điều thì nên dùng một loạt các đối đáp để kết thúc câu chuyện mà tuyệt đối không nên hỏi thêm một vấn đề nào nữa. Cũng không nên áy náy do dự khi bứt ra trước mặt một người đang muốn trách móc bạn. Tuy nhiên, nên dùng lời từ biệt đẹp đẽ để biểu đạt sự thân thiện, nhiệt tình của bạn.
Hãy học cách nhớ kỹ tên người. Ai cũng mong muốn bản thân mình được coi trọng và muốn tên mình được người khác ghi nhớ dù là sau một cuộc hội ngộ tình cờ như bèo trôi gặp nước nổi, thực sự đó cũng là một việc đẹp. Hãy nghe chăm chú rồi lập tức nói lại, sau đó hãy nhẩm lại vài lần, thời gian thậm chí ta có thể thực hiện một loạt các thao tác liên tưởng hữu quan cách viết cụ thể, cách hỏi tên, cách xưng gọi đối phương trong cuộc đối thoại tiếp theo. Những thao tác đó hẳn sẽ giúp bạn ghi nhớ được tên người ấy. Kết quả của việc làm đó sẽ giúp bạn giành được tấm giấy thông hành xã giao.
Hãy học cách coi trọng tình bạn: Rất nhiều người không thích tốn quá nhiều thời gian và công sức cho tình bạn nhưng bạn nên biết sự cô đơn khi không có tình bạn khiến người ta cảm thấy khó mà chịu nổi. Mối quan hệ bằng hữu trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau và ở độ vừa phải là niềm khát vọng trong nội tâm mỗi người. Do đó, ta không những nên thừa nhận mà còn phải biết coi trọng điều đó nữa.
18. Mười điều cấm kỵ trong xã giao
1. Không nên đến la cà tại nhà những người thường xuyên bận rộn với sự nghiệp mà chỉ nên đến khi có việc cần thiết và khi mọi việc đã xong xuôi thì cũng nên cáo từ ra về sớm. Không nên thất hứa mà cũng không nên làm khách kiểu “không mời mà đến”.
2. Không nên vì việc riêng mà biếu quà người khác. Quà tặng và sự thân thiết trong quan hệ có tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên bất kể là mối quan hệ gì thì quà tặng cũng phải để ý đến lợi ích thực tế chứ không nên tặng các loại quà kiểu “đồ đợi xử lý” hay
quà kém chất lượng.
3. Không nên cố tình gây sự chú ý của mọi người, tránh hiện tượng “tiếng khách át tiếng chủ”, cũng không nên sợ hãi, rụt rè hay tỏ ra tự ti. 4. Không nên tỏ ra quá hiếu kỳ với việc của người khác, không nên căn vặn, hỏi đi hỏi lại và càng không nên xúc phạm những điều cấm kỵ của người khác. 5. Không nên bới chuyện gây cãi vã, cũng không nên đồn đại tin tức nhảm nhí. 6. Không nên yêu cầu người khác phải phù hợp với tính mình mà cần phải biết rằng tính khí của mình cũng không hợp với tính ngươiời khác, và càng cần hơn là phải biết
khoan dung.
7. Không nên ăn mặc lôi thôi bẩn thỉu, cũng không nên để trên người có mùi hôi khó ngửi. Ngược lại, nếu để trang phục quá đẹp đẽ hoặc sang trọng cũng dễ làm cho người
khác có cảm giác không hài lòng.
nên khoe khoang dung mạo của mình trước mặt mọi người. 9. Không nên vô lễ, lễ tiết phải có hạn độ vừa phải. 10. Không nên không từ mà biệt. Khi chia tay, phải nói lời cáo biệt và biểu thị cảm ơn
với người khác.
19. Các nguyên tắc vàng trong xã hội
1. Phải có thái độ khiêm tốn, lễ độ với bạn bè. Phải thường xuyên mỉm cười khi giao
tiếp với mọi người.
2. Phải thường xuyên duy trì quan hệ hữu nghị với những người xung quanh. Hãy tìm cơ hội để có thể làm được việc gì đó cho mọi người. Ví dụ: Khi hàng xóm của bạn bị ốm, bạn có thể nấu một bát canh hợp khẩu vị cho họ, chắc hẳn họ sẽ khó lòng quên bạn.
3. Khi có ai đó giới thiệu bạn cho bạn thì bạn nên tập trung để ghi nhớ tên của người bạn đó. Trong các cuộc gặp lần sau, bạn có thể gọi tên của người bạn đó khi vừa gặp mặt. Như vậy người ta sẽ cảm thấy con người bạn rất nhiệt tình, rất tận tâm. 4. Phải học cách biết tha thứ, phải biết cách khắc phục tính tùy hứng, phải cố gắng hiểu được người khác. Khi gặp phải chuyện gì đó thì phải đặt địa vị của mình ở vị trí của người khác để nghĩ. Nếu làm được việc này thì sẽ khiến cho người bạn của bạn
cảm thấy tin tưởng, thân thiết và an toàn.