Hài hước – chìa khóa của xã giao

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 116)

V. Lễ nghi giao tiếp 1 Thể hiện sức hấp dẫn như thế nào?

16. Hài hước – chìa khóa của xã giao

Trong quá trình giao tiếp giữa con người với con người, những người có tính hài hước thường giành được tình cảm của mọi người. Trong môi trường xã giao, những người có giàu tính hài hước, biết tùy cơ ứng biến thường trở thành trung tâm gây chú ý của mọi người. Những người như vậy cũng luôn luôn tìm được bạn và giành được tình bạn.

Nhà tâm lý học Billev, sau khi tiến hành nghiên cứu tính thu hút của một tốp người lạ lần đầu gặp nhau, cuối cùng đã rút ra kết luận là: Hài hước là nhân tố thu hút chủ yếu và đứng thứ nhất, sau đó mới là các nhân tố gây thu hút như địa vị, ngoại hình, trang phục.

Tại sao những người có tính hài hước lại được hoan nghênh? Đó chính là vì anh ta luôn đem lại cho mọi người những cảm giác thân thiết, hòa đồng, linh hoạt, nhanh nhạy và vui vẻ. Anh ta tỏ ra là người thông minh hơn người, hiểu ý mọi người. Anh ta cũng tỏ ra hào phóng, hễ gặp là vui. Ngược lại với những người mà bất kể đang ở trong hoàn cảnh nào cũng đều tỏ ra nghiêm trang, như thế gây cho người ta cảm giác xa rời, phân tán. Đó cũng chính là những người việc gì cũng tỏ ra cao minh, liệu sự

đều chính xác. Với những người này bạn khó mà nảy sinh cảm giác gần gũi, chính bởi sự nghiêm túc thái quá của anh ta hoặc cũng chỉ là “kính nhi viễn chi” mà thôi (kính trọng thì rất kính trọng nhưng không muốn gần)

Tính hài hước liên quan đến tính cách bẩm sinh của con người nhưng bạn vẫn có thể học tập để có tính hài hước theo 4 cách sau:

1. Nâng cao giáo dục: Hài hước là sự biểu hiện của trí tuệ. Việc ranh mãnh gây cười là sự đi sâu khai thác thế giới, hiểu biết sâu sắc, lý lẽ súc tích ngắn gọn nhưng tràn đầy sự hài hước. Để có được điều này, những người có trình độ văn hóa không cao thì không làm được. Những kiệt tác mà tác giả Lỗ Tấn đã để lại cho con người luôn tràn đầy tính hài hước, điều đó không tách rời sự phong phú của học thức. 2. Hào phóng rộng rãi: Người có tính hài hước thực sự thì nhất định đó là người hào phóng rộng rãi, không bao giờ so đo những việc lặt vặt. Những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm cuộc đời thì không muốn quan sát mọi việc trên đời một cách kỹ lưỡng quá. Tất cả chỉ nhìn bằng thái độ khách quan sao cho có thể trao đổi trò chuyện một cách tự nhiên là được. Những ai đã từng gặp những người hẹp hòi, so đo mọi mặt với mọi người, những người này liệu có thể hiện được phong cách hài hước, trác việt

hay không?

3. Tự tin lạc quan: Tự tin mà không tự kiêu. Tính hài hước là sự thể hiện tự nhiên của tình cảm nội tâm. Chỉ có những người tự tin và lạc quan mới có thể thể hiện được tính hài hước này một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Nếu cho rằng tính hài hước là những ngôn ngữ tự khiến người ta phải sợ hãi thì đó là sự hiểu nhầm. 4. Tùy cơ ứng biến: Hài hước là một loại kỹ xảo vì thế mà cần phải có năng lực điều khiển ngôn ngữ để đạt được sự đối đáp lưu loát, trôi chảy đồng thời phải có sự phản ứng nhanh nhạy, khéo léo hiểu được lòng người, lúc quẫn bách thì biết cách giải quyết, lúc căng thẳng nguy hiểm thì biết cách biến nguy thành an. Đờ đẫn, từ tốn, hiền lành như khúc gỗ là những tính cách trái ngược với tính hài hước.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w