I. Chín điều cấm kị chốn quan trường
2. Nếu bạn cảm thấy cấp trên của bạn chuyên quyền độc đoán và còn phải phục
tùng ông ta một cách vô điều kiện.
Nếu vậy thì không thể ngang bướng mà cãi lại ông ta, vì như thế ông ta sẽ cho rằng bạn có ý định chống đối. Tuy nhiên bạn cũng không thể một mực phục tùng mãi, chỉ phục tùng những cái nên phục tùng và từ chối những cái nên từ chối, nếu không sẽ làm cho thói quen chuyên quyền độc đoán của cấp trên ngày càng phát triển. Bạn có thể tìm cơ hội để thể hiện tài năng của mình trước cấp trên, tranh thủ sự coi trọng của cấp trên, hoặc bạn có thể tập hợp sức mạnh của tập thể để tạo ảnh hưởng của họ. Thừa tướng Lí Tư đã nhất mực phục tùng theo chuyên quyền độc đoán của Tần Thủy Hoàng trong việc giết hại các nhà nho, cuối cùng cũng được ghi tên vào sử sách, mà bản thân Lí Tư cũng bị chém ngang lưng ở huyện Hàm Dương. Cấp trên chuyên quyền độc đoán, bạn vừa phải hiểu được và cũng phải khuyên can, vì cùng trong một tập thể, nếu ông ta có vấn đề thì bạn cũng có thể bị liên lụy. Sửa những cái sai lầm để đạt được thành tích, như thế cấp trên sẽ cảm ơn bạn. + Nếu bạn cảm thấy cấp trên của bạn luôn soi mói bắt bẻ, khả năng có hai nguyên nhân
Thứ nhất là trình độ của cấp trên rất cao, đúng là cao hơn nhân viên, vì thế mà ông ta luôn căn cứ theo kinh nghiệm và năng lực của ông ta để đòi hỏi cấp dưới, khiến cấp dưới làm việc luôn luôn không đáp ứng được ông ta. Thứ hai là trình độ của ông ta không cao nhưng ông ta không chấp nhận việc cho rằng trình độ của mình quá kém. Vì thế ông ta chỉ lấy việc tìm sai lầm của cấp dưới để
chứng minh trình độ của mình cao.
Tháng 6/ 1917, Ma-sê được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng cho tướng quân Sai-pốt. Đối với công việc thì Sai-pốt có yêu cầu rất nghiêm khắc, cũng có thể nói là rất khắt khe. Nhưng Ma-sê là một người rất cẩn thận và nghiêm túc. Ông ta có thể biết chính
xác ý đồ của tướng quân. Ông ta còn cố gắng làm việc theo những cách khác, những việc mà đã qua tay ông ta thì đều được hoàn thành xuất sắc, và nhận được khen ngợi từ phía tướng quân Sai-pốt. Tác phong làm việc ấy khiến tướng Ma-sê trở thành “tướng lĩnh vĩ đại nhất trong các tướng lĩnh vĩ đại”. + Nếu gặp phải lãnh đạo có kiểu làm việc như “trâu húc mả”? Không cần biết công việc nhiều hay ít, một khi đã bắt tay vào làm việc thì lúc cần phải nghỉ ngơi cũng không nghỉ ngơi, cứ “hùng hục như trâu húc mả”. Bận suốt ngày, do đó ông ta khiến nhân viên cấp dưới phải theo ông ta, cả ngày không có thời gian rảnh rỗi.
Gặp phải người lãnh đạo như thế, nếu bạn không cùng ông ta gánh vác công việc thì sẽ bị ông ta coi là không có sự nhiệt tình, trốn tránh trách nhiệm. Còn nếu bạn chạy theo ông ta để làm việc thì nhất định sẽ rơi vào tình trạng làm việc như không, chẳng có chút hiệu quả gì. Những lúc thế này, bạn không hẳn phải chạy theo ông ta để làm việc và cũng không thể tuyệt đối không phục tùng. Bạn có thể xem xét một cách nghiêm túc cách xử lý những công việc mà lãnh đạo giao cho mình và hoàn thành một cách xuất sắc. Như thế, vừa không bị coi là lười nhác trước công việc, vừa giảm bớt gánh nặng cho người lãnh đạo và tâm lý căng thẳng của ông ta. Rất có thể ông ta sẽ chạy đến nhờ bạn chỉ bảo cho ông ta biết phương pháp làm việc nữa chứ không biết chừng!