Không nên nói ra những chuyện riêng tư của mình

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 100)

IV. Chín điều cấm kị trong hôn nhân

6. Không nên nói ra những chuyện riêng tư của mình

Có những chuyện mà nó được giấu kín trong lòng bạn, nó làm cho bạn cảm thấy áy náy và khó chịu, bạn muốn nói cho bạn đời của mình chuyện đó. Nếu nói được ra thì sẽ làm cho lòng nhẹ bớt, đồng thời cũng không tạo nên áp lực tâm lý cho bạn đời của bạn, nếu thế thì bạn có thể nói ra. Nếu bạn nói ra sự thật, đương nhiên là bạn cảm thấy nhẹ lòng mình nhưng cũng có thể tạo nên gánh nặng tâm lý cho bạn đời của bạn, nếu thế thì bạn phải suy nghĩ kỹ xem có đáng làm không và nó có gây tổn hại tình cảm vợ chồng hay không? Nếu như chuyện bạn nói ra vừa không giải quyết cho bạn gánh nặng gì lại vừa gây nên áp lực tâm lý cho bạn đời của bạn, tốt nhất bạn hãy giữ kín nó trong lòng. Ví dụ người chồng từng có tình cảm vụng trộm ở bên ngoài, bây giờ đã kết thúc rồi nhưng anh ta rất áy náy và xấu hổ. Anh ta muốn nói với vợ anh ta tất cả mọi chuyện và mong được tha thứ. Chúng ta sẽ cho rằng đem nỗi khổ tinh thần ấy chia sẻ cho vợ là không sáng suốt và cũng không công bằng. Đành rằng giấu kín trong lòng thì rất đau khổ, nhưng nếu nói ra chỉ để giảm bớt sự đau khổ tinh thần của mình mà không nghĩ tới sẽ ảnh hưởng tới bạn đời ra sao, như thế thì có vẻ như gánh nặng tinh thần của mình càng lớn. Cuộc sống nói với chúng ta rằng đối với những chuyện riêng tư mà có thể cho vào dĩ vãng được, chỉ cần tự biết sửa chữa chính mình thì sẽ không

có hậu quả gì cả.

Có thể thấy rằng, vấn đề không phải ở chỗ có thành thực hay không mà ở chỗ cách thành thực và thời gian thành thực, làm như thế nào để chứng tỏ được tình yêu của

bạn đối với người bạn đời.

Đừng nói những chuyện yêu đương trong quá khứ với bạn đời của bạn. Phụ nữ rất thích hỏi những câu hỏi đại loại như: “Em có phải là người mà anh yêu nhất không?”. Nếu người vợ hỏi chồng câu hỏi này, mà người chồng lại từng rất yêu người bạn gái trước đây, mặc dù cô ấy đã mất trong một vụ tai nạn giao thông, như vậy thì người

chồng có nên kể chuyện đó với vợ hay không? Các chuyên gia cho rằng người chồng không nên nói ra chuyện đo, vì dù sao giai đoạn tình cảm ấy cũng qua rồi, mà người vợ cũng không thay đổi được hiện thực đó. Nếu anh ta nói ra thì sẽ gây tổn thương đến tình cảm của cô vợ, còn nếu anh ta không muốn nói dối thì có thể trả lời: “Người anh yêu nhất bây giờ đương nhiên là vợ của anh rồi”. Anh ta không hề nói dối, cô bạn gái trước kia của anh ta đã mất, và người mà anh ta yêu nhất bây giờ chính là vợ anh ta.

Thực ra giữa vợ chồng cũng luôn có những chuyện riêng tư, trong mỗi tâm hồn cũng có ốc đảo của riêng mình, làm cho quan hệ vợ chồng giữ được chút tình cảm kín đáo của riêng mỗi người sẽ càng tăng thêm sức lôi cuốn của hai bên và sẽ làm cho hôn

nhân càng đẹp hơn, càng hạnh phúc hơn.

7. Không được hoài nghi

Nếu giữa vợ chồng luôn có sự hoài nghi, nói với nhau những lời không hay, luôn trách móc, cãi mắng nhau thì sẽ gây ra những nguy hại rất lớn đến hôn nhân. Trong quan hệ vợ chồng, “không nghi ngờ nhau” chính là sự tín nhiệm, tin tưởng

dành cho nhau.

Muốn có được hôn nhân hạnh phúc thì sự tin tưởng lẫn nhau giữa vợ chồng là tối quan trọng. Tuy nhiên sự tin tưởng ấy không phải là một sớm một chiều mà có ngay được. Nó không đến trong sự chờ đợi và cũng không có được chỉ qua những lời thề thốt đơn thuần mà nó có được trên cơ sở cùng chung sống của hai vợ chồng, trên cơ sở của sự tìm hiểu và giúp đỡ lẫn nhau từ hai phía. Hãy làm những hành động cụ thể để xây dựng và phát triển nó. Trong xã hội hiện đại, rất nhiều nam nữ thanh niên cho rằng khi có được “giấy chứng nhận kết hôn” là hôn nhân đã được “thắt dây an toàn”, sau đó cứ ngồi chờ sự tin tưởng giữa hai phía xuất hiện, đây là một cách nghĩ sai lầm hoàn toàn. Phải biết rằng quan hệ tin tưởng lẫn nhau từ hồi còn yêu nhau sẽ có thể trở thành không tin tưởng lẫn nhau khi đã kết hôn. Ngược lại cũng có một số cặp vợ chồng lúc đầu cũng chưa tin nhau nhưng rồi dần dần thông qua tìm hiểu lẫn nhau thì cũng đã trở thành một cặp vợ chồng rất yêu và tin tưởng nhau. Có thể thấy rằng, làm thế nào để có được sự tin tưởng lẫn nhau của hai vợ chồng, đó là một chuyện lớn mà tất cả các cặp vợ chồng đều phải chú ý. Trước hết, sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai vợ chồng được xây dựng trên cơ sở của sự tìm hiểu lẫn nhau từ hai phía. Đối với sự tin tưởng giữa hai vợ chồng thì không chỉ quan trọng ở việc hai bên tìm hiểu nhau lúc trước khi cưới mà sau khi kết hôn, việc hai vợ chồng tâm sự với nhau về tình cảm riêng tư của mình, hay nói tới những thành công và thất bại trong công việc để cho hai bên có thể nắm được kịp thời và chính xác tình cảm riêng tư của mỗi người cũng hết sức cần thiết. Chỉ có sự tìm hiểu lẫn nhau từ hai phía mới có được sự tin tưởng, thông cảm, nhường nhịn giữa hai vợ chồng. Ngoài ra, hai bên nên chân thật và chân tình với nhau. Chân thực sẽ hình thành yếu tố lớn cho sự tin tưởng. Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta luôn yên tâm với những việc và những người thành thật, không có chút nghi ngờ nào cả. Ngược lại, với một người giả dối thì chúng ta không thể dễ dàng tin được lời nói và việc làm của họ.

Trong quan hệ vợ chồng cũng giống như vậy. Cuối cùng, các cặp vợ chồng nên làm theo sự nhất trí giữa lời nói và hành động. Hãy lấy sự thành tâm để xây dựng mối quan hệ tin tưởng giữa vợ và chồng.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w