Nghệ thuật trò chuyện

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 125)

V. Lễ nghi giao tiếp 1 Thể hiện sức hấp dẫn như thế nào?

26.Nghệ thuật trò chuyện

Bất kể ở tuổi tác nào, người ta đều cần phải nói chuyện, đặc biệt là trong các môi trường xã giao. Những người có thể xua tan được sự trầm mặc của người khác, nói cười vui vẻ thì luôn được sự hoan nghênh của mọi người. Với những người biết nói chuyện, chúng ta có thể thấy rằng: Sự náo nhiệt do bầu không khí câu chuyện mà người đó đem đến lại không phải do người đó hiểu biết hơn người khác, thanh điệu của người đó cao hơn người khác, hay người đó biết kể chuyện cười, mà vấn đề là ở chỗ người đó biết không chế phương hướng của cuộc trò chuyện. Câu chuyện được nói một cách vui vẻ thoải mái, điều đó không phải bí mật thậm chí chẳng khó chút nào cả. Trước hết, thái độ trò chuyện của bạn phải hết sức thoải mái, sau đó hãy tìm cách tìm hiểu xem đối phương của bạn thích đề tài gì và hãy cố gắng để đối phương phát biểu. Còn bạn, có thể bạn sẽ giả làm như hứng thú và lắng nghe một cách tỉ mỉ.

Sau đây là một số điều có thể giúp chúng ta đẩy mạnh nghệ thuật nói chuyện.

1. Trong các cuộc chiêu đãi lớn, bạn không nên chỉ đứng im ở một chỗ nào đó, như vậy sẽ tạo cơ hội cho các “phần tử ba hoa” bám lấy bạn để nói những chuyện mà anh ta thấy đắc ý. Tốt nhất là bạn nên hướng đến những chỗ đông người tập trung, hãy nghe xem mọi người đang nói chuyện gì, như vậy bạn cũng có thể phát biểu ý kiến của mình. Đợi đến khi đề tài câu chuyện đã sắp kết thúc thì hãy tìm một cớ nào đó để rời đi. Hơn nữa, tìm đối tượng trò chuyện cũng là cơ hội để bạn có thể làm quen với

các bạn mới.

2. Trong những buổi yến tiệc mang tính chất gia đình bạn có “nghĩa vụ” phải trò chuyện với người đối diện và những người bên cạnh mình mà không nên bỏ rơi ai cả. Hơn nữa, khi món chính được đưa đến thì không nên kết thúc câu chuyên ngay trong giây lát để tránh khi thức ăn được mang đến thì mọi người chỉ biết trợn mắt nhìn. 3. Không nên kể những truyện “không thể cười”. Kể truyện cười thì phải xem hoàn cảnh và đối tượng. Nếu bạn không chắc chắn lắm thì bạn hãy đợi nghe người khác kể

truyện cười là xong.

4. Nếu đề tài trò chuyện là người hay sự việc mà mọi người đều biết, hoặc nhân vật mà bạn đang đề cập đến mọi người đều không biết thì đương nhiên sẽ không gây được

sự hứng thú của mọi người.

5. Nếu bạn phát hiện thấy mọi người không thể kiên nhẫn thêm được nữa thì tốt nhất là nên ngừng nói ngay. Nghe mọi người bàn những cao kiến thì việc gì cứ nhất thiết

phải nói thêm.

6. Có một số tạp chí cũng là đề tài thú vị. 7. Khi trong miệng có vật gì đó thì không nên mở miệng nói gì.

27. Nghệ thuật tỏ ý xin lỗi

1. Nếu bạn thấy lời xin lỗi không thể nói ra được thì có thể dùng phương thức khác để thay thế. Sau khi vợ chồng đã to tiếng với nhau, một bó hoa tươi có thể khiến cả tảng băng trước đó tiêu tan. Đặt một món quà nhỏ trên bàn hoặc ở dưới gối cũng thể hiện sự hối hận của mình, hai người có thể không trò chuyên nhưng sự cọ sát, vuốt ve cũng có thể chuyển tình đạt ý. Tuyệt đối không được đánh giá thấp cái kỳ diệu trong “lúc

im lặng không nói gì”. 2. Phải nhớ kỹ rằng xin lỗi chứ không phải là xỉ nhục, đó là sự biểu hiện thành thật và

chân thật.

3. Khi biểu thị sự xin lỗi phải có sự hối hận thật, nếu không sẽ không thể thoải mái trong lòng được. Biểu thị sự xin lỗi nhất định phải được xuất phát từ sự thành thật. 4. Biểu thị sự xin lỗi phải đường đường chính chính, không được khúm núm nịnh nọt. 5. Xin lỗi phải kịp thời, càng để lâu sẽ càng khó hé răng, thậm chí có khi còn hối tiếc

mà không kịp.

6. Nếu bạn không có chỗ nào sai thì không nên kiểu như “nhân nhượng cho khỏi

phiền” mà nhận lỗi.

7. Nếu bạn muốn tỏ ý xin lỗi với ai đó mà thực sự bạn có chỗ không phải với người đó thì bạn phải nghĩ cách ngay lập tức, ví dụ như việc viết thư hay gọi một cú điện thoại

chẳng hạn.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 125)