Phong thái nho nhã và lịch sự khi ăn uống

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 113)

V. Lễ nghi giao tiếp 1 Thể hiện sức hấp dẫn như thế nào?

11. Phong thái nho nhã và lịch sự khi ăn uống

Khi cùng dùng cơm với người bạn khác giới, phái nữ nên ngôi xuống trước mà không nhất thiết phải khiêm nhường. Nếu cùng dùng cơm với người lớn tuổi thì nhất định phải giữ lễ phép.

Hai chân đặt chéo lên nhau là không lịch sự và cần phải tránh trong những buổi gặp chính thức, cũng không nên đặt túi xách lên bàn ăn.

Khi nói chuyện nên nhỏ nhẹ đủ nghe, ở bên bàn ăn phải luôn gũi phong thái lịch lãm, vừa ăn vừa nói chuyện là rất mất lịch sự

Phòng ăn là nơi công cộng, khi cởi áo ngoài hay đứng dậy giữa chừng cũng cần chú ý, không được làm ảnh hưởng tới những người ngồi bên cạnh. Trong những bữa tiệc mang tính nghi thức không được đứng dậy khi tiệc còn đang vui, chỉ đứng dậy khi có những lý do chính đáng để tránh phá vỡ bầu không khí của bữa tiệc. Khi nhất định cần phải rời bàn tiệc, bạn nên tỏ ý xin lỗi người chủ rồi nhẹ nhàng bước ra ngoài, khi vào nên chọn chỗ ngồi ở vị trí gần cửa ra vào. Cho dù buổi tiệc bạn dự chỉ là buổi tiệc nhe thì trước khi rời bàn bạn cũng nên chào chủ nhân của buổi tiệc.

Khi chiêu đãi khách ở nhà mình, bạn nên chủ động giới thiệu những người bạn của mình với nhau. Khi bước vào bàn tiệc bạn cũng nên có lời mở đầu dí dỏm để khơi dậy không khí của buổi tiệc.

Bạn cần chú ý không nên để lại vết son trên miệng cốc, dao, và dĩa. Khi trang điểm bạn nên dùng loại son không thấm nước, sau đó dùng khăn giấy để thấm dầu, như vậy sẽ giữ màu son được lâu và không bị phai.

Khi uống cà phê bạn không nên quấy quá nhiều, khi dùng canh và đồ uống bạn cũng tránh không để nước bắn ra xung quanh.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w