Tránh việc ly hôn một cách thiếu suy nghĩ

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 102)

IV. Chín điều cấm kị trong hôn nhân

9.Tránh việc ly hôn một cách thiếu suy nghĩ

Với việc ly hôn nên cẩn thận, nghiêm túc, tuyệt đối không được thực hiện nó một cách

nông cạn.

Không thể ly hôn một cách thiếu suy nghĩ. Khi ly hôn một cách thiếu suy nghĩ sẽ đem đến cho cá nhân con người, gia đình và cả xã hội hậu quả nghiêm trọng, sẽ gây tổn thương tinh thần và bất hạnh trong cuộc sống đối với người trong cuộc. Người ta thường xem kết hôn như là một đại sự trong đời, còn ly hôn cũng là một chuyện đại sự nữa. Ly hôn có nghĩa là kết thúc quan hệ vợ chồng, giải tán gia đình. Bất kỳ lúc nào nghĩ tới chuyện này thì hai phía đều sẽ rất buồn và vết thương trong lòng cũng khó mà vơi đi được. Ly hôn một cách thiếu suy nghĩ, ngoài việc mang đến bất hạnh cho đối phương thì còn mang lại cho mình những khổ cực trong cuộc sống sau này. Trong “Liêu trai chí dị” đã nói đến câu chuyện thế này: Cảnh Sinh có tình cảm với A Hà nên đã nhẫn tâm đuổi người vợ đoan trang, người cùng sống với anh 10 năm trời để cưới A Hà. Anh ta cho rằng làm như thế thì se có thể sống cùng A Hà một cách nhẹ nhõm hơn. Tuy nhiên chính từ việc này nên A Hà đã nhận thấy Cảnh Sinh bạc tình như thế nào. A Hà nghĩ rằng hôm nay Cảnh Sinh đuổi người vợ đã sống 10 năm trời với anh ta, thế thì sau này chắc chắn anh ta sẽ lại “có mới nới cũ” và đuổi mình đi cũng nên. Do đó A Hà quyết định rời bỏ Cảnh Sinh. Vợ chồng không những không được ly hôn tùy tiện mà còn không được ly hôn chỉ vì nhẹ dạ, cả tin. Trong thực tế cuộc sống, có những người hoàn toàn không nghĩ đến hậu quả của việc ly hôn ra sao, không biết được ý nghĩa lớn lao của hai từ ly hôn, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ bé mà đưa đến ly hôn, chia tay. Có người thậm chí vì lợi ích của mình mà lấy cả việc ly hôn ra đe dọa, uy hiếp. Có người còn lấy ly hôn làm cái mác” và mưu đồ dùng vào việc khống chế, áp đặt đối phương. Có người đã nói rõ rằng họ

không ý thức được những nguy hại của việc ly hôn vì nhẹ dạ cả tin. Một khi trong hai người (vợ hoặc chồng) đã nhắc tới ly hôn, dù chỉ là lời nói thôi cũng có thể gây tổn hại tâm lý lớn cho người kia. Vợ hoặc chồng sẽ thấy rằng bạn xem tình cảm giữa hai người một cách quá đơn giản và nhẹ nhàng khiến người khác lạnh cả người, đến nỗi có cảm giác mất mát trong lòng họ. Nếu như số lần bạn dùng ly hôn để đe dọa và áp đặt người khác, càng nhiều thì “cái mác” này của bạn cũng không đáng tiền và đối phương sẽ ghét bạn, trước sau thì cái cách làm này cũng sẽ mất tác dụng. Xem ly hôn như một chuyện rất đơn giản sẽ càng làm mâu thuẫn thêm sâu sắc và sự tan vỡ hôn nhân sẽ đến càng nhanh. Một mặt lời bạn nói có thể là những lời nói thông thường nhưng đối phương sẽ cho rằng bạn là người hai lòng và họ sẽ không cần giữ lời thề non hẹn biển trong quá khứ nữa. Hoặc là đối phương vốn rất quý trọng tình cảm giữa hai vợ chồng, nhưng trước sự đòi hỏi của “ly hôn” thì họ sẽ không tỏ ra yếu thế hay là bị người khác chèn ép và họ sẽ đồng ý việc chia tay. Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như trên, khi ở nhà thì cứ đùng đùng lên rằng: “Nhất định phải ly hôn” nhưng khi lên tòa án, vừa qua xét hỏi đã ôm mặt khóc lóc rồi ân hận cho suy nghĩ của mình.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 102)