Tránh việc giữ nguyên cách sống của riêng mình

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 98)

IV. Chín điều cấm kị trong hôn nhân

4.Tránh việc giữ nguyên cách sống của riêng mình

Hai vợ chồng từ cuộc sống độc thân đến cùng chung sống với nhau, trong thói quen sinh hoạt, cách duy trì cuộc sống của hai vợ chồng, rồi cả chí hướng, tính cách, tư tưởng, công việc của cả hai bên… đều phải trải qua một quá trình từ lúc chưa phù hợp rồi điều chỉnh cho phù hợp dần dần. Muốn hoàn thành quá trình đó thì cả hai vợ chồng đều phải vứt bỏ cách sống luôn luôn lấy mình làm trung tâm. Dựa vào nhu cầu cuộc sống sau khi kết hôn, xây dựng nên tiêu chuẩn sống chung của hai người. Nếu mà cứ sống theo kiểu của riêng mình và làm việc theo như cách sống từ hồi độc thân

trước kia, hoặc bắt người khác sống theo mình thì tất cả đều có thể đem tới những mâu thuẫn hay những điều không vui cho cuộc sống của vợ chồng. Vị tổng thống thứ 40 của nước Mỹ, sau khi kết hôn lần đầu tiên rồi ly hôn thì đã trở thành vị tổng thống duy nhất ly hôn trong lịch sử nước Mỹ. Diễn viên điện ảnh Niken đã quen cô vợ đầu tiên của anh ta tại Hô-li-út là Gren-mên, một cô gái trẻ đẹp và hồn nhiên. Họ đã từng được chọn là điển hình của gia đình hạnh phúc trong số những ngôi sao điện ảnh của Hô-li-út. Nhưng hôn nhân của họ thì ngược lại, luôn tồn tại những bất đồng đang rình rập bởi vì thói quen trong cuộc sống của họ có rất nhiều điểm khác nhau. Niken thì thích thể thao, còn Gren-mên lại thích vui chơi ở các hộp đêm mặc dù Niken không thích như vậy. Niken thích tham gia các hoạt động chính trị còn Gren-mên thì chẳng thấy chúng có gì hấp dẫn cả. Cá tính của hai người luôn tồn tại khác biệt rất lớn. Niken vui vẻ, sống hướng ngoại còn Gen-mên lại sống nội tâm. Ngày 18/7/1949 tòa án đã phán quyết cho họ ly hôn. Sở thích, chí hướng và mục tiêu trong cuộc sống của mỗi người đều cần phải tìm cách để điều chỉnh. Nếu chuyển được sở thích cá nhân thành sở thích chung thì mới có thể củng cố, phát triển quan hệ vợ chồng trong cuộc sống. Cuối cùng, nên tuyệt đối tránh việc lấy “ta” làm trung tâm của mọi việc. Chúng ta không nên bắt đối phương phải thay đổi để phù hợp với chính chúng ta, ngược lại hãy tích cực thay đổi bản thân cho phù hợp với người khác. Người mang trong mình tư tưởng “cải tạo” người khác, sau khi kết hôn thường yêu cầu đối phương theo đúng mô hình lý tưởng cố hữu trong đầu họ, bắt buộc đối phương phải như thế này, thế kia, từ những hành động, việc làm và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, cả những việc nhỏ như đội mũ, mặc quần áo cũng muốn theo sở thích của mình. Những người muốn cải tạo thay đổi tâm lý người khác thực chất là làm theo tư tưởng chủ nghĩa lấy “ta” làm trung tâm. Họ đâu biết rằng vợ chồng là mối quan hệ bình đẳng, bên nào cũng không được phép áp đặt ý muốn của riêng mình cho người khác, huống hồ cuộc sống vợ chồng vốn là những việc làm mang tính hai chiều và được thực hiện trên quan hệ gần gũi giữa hai bên. Tóm lại, vợ chồng phải biết dung hòa quan hệ, trước hết hãy chủ động học lấy sự độ lượng, khoan dung và sự nhẫn nại làm cơ bản, điều chỉnh mình cho phù hợp với đối phương. Trong những lúc tất yếu nên biết hi sinh bởi chân lý của tình yêu là: Bạn bỏ ra càng nhiều thì bạn thu lại được cũng sẽ càng nhiều.

5. Nghiêm cấm sự lạnh nhạt

Trong cuộc sống gia đình hàng ngày, giữa vợ chồng nên có sự quan tâm chăm sóc tới nhau. Vì chung sống với nhau rất lâu rồi mà sinh ra sự lạnh nhạt thì cuộc sống vợ

chồng sẽ cực kỳ vô vị và đơn điệu.

Người chồng về nhà với vẻ mặt mệt mỏi, dáng vẻ nặng nề.

- Hôm nay anh rất mệt phải không?

- Ừ.

- Đã làm những gì vậy?

- Ăn cơm tối rồi phải không?

- Ăn rồi.

- Đã ăn những gì rồi, còn đói không?

- Những thứ thông thường, không đói!

- Việc của ngày mai vẫn mệt đúng không?

- Biết đâu được!

Qua những câu hỏi và trả lời trên, có vẻ như người chồng bắt buộc phải trả lời câu hỏi của vợ. Hơn nữa, qua cách trả lời quá cụt lủn như vậy, quan hệ giữa hai người đã rất nhạt nhẽo rồi. Nếu dường như cuộc nói chuyện giữa hai người luôn luôn cụt lủn thế này thì giữa hai người chẳng còn gì để nói nữa và cuộc sống vợ chồng cũng gần như

chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Đương nhiên hai người không cãi cọ nhau, không có xung đột và bề ngoài thì xem ra rất bình tĩnh. Trong mắt người ngoài thì đây sẽ là một gia đình tràn đầy hạnh phúc, nhưng ai mà biết được những đau khổ trong con người họ chứ? Lạnh nhạt thế này, không khí trong gia đình thiếu ấm cúng, như vậy sẽ đẩy hai người rơi vào tình cảnh

hết sức buồn bã, khó xử.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 98)