II. Chín điều kiêng kỵ của các thương nhân 1 Tránh việc nghi ngờ trong khi sử dụng ngườ
10. Không nên dựa vào quyền thế để chèn ép người khác
Trong cạnh tranh, phải coi trọng một chút lịch sự. Cạnh tranh là để có lợi, nhưng nếu những người cạnh tranh dựa vào quyền thế mà chèn ép người khác, chiếm hết lợi ích của người khác thì cạnh tranh kiểu này chỉ có thể giành được lợi trong chốc lát chứ
không thể có được cái lợi về lâu dài. Tập đoàn Ba-bai-ban Nhật Bản là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới. Mỗi một năm, lượng hàng đặt trước ở tập đoàn này có thể khiến mọi người giật mình. Vì thế, giá xuất xưởng của các xưởng cơ bản đều đã có một sự ưu ái nhất định. Tuy nhiên tập đoàn Ba-lai-ban lại cho rằng, mức giá của các xưởng vẫn quá cao và họ đã hạ giá xuống một cách mù quáng, làm cho các xưởng sản xuất không thể đáp ứng theo được. Cuối cùng họ đã dừng quan hệ hợp đồng với Ba-lai-ban. Một ví dụ khác: Hiệu thuốc Đồng Nhân Đường ở Bắc Kinh đã có hàng trăm năm lịch sử. Cuối thời Thanh, là lúc thời cuộc rối ren hỗn loạn, người ốm cần mua thuốc đặc biệt đông. Tiếng tăm của Đồng Nhân Đường đã thu hút rất nhiều khách tới, lúc nào cũng tấp nập, buôn bán rất phát đạt. Tuy nhiên Đồng Nhân Đường không nhân cơ hội này để tăng giá, ngược lại còn miễn tiền thuốc cũng như tiền khám cho những bệnh nhân nghèo. Những lúc mà cửa hiệu không có vị thuốc đó, Đồng Nhân Đường còn giới thiệu người bệnh sang đối thủ cạnh tranh của mình, đó là một hiệu thuốc khác. Như thế, không những Đồng Nhân Đường có thể giữ được một lượng khách lớn, mà còn có được sự kính nể trong ngành thuốc. Ý nghĩa xem ra rất lớn. Nếu người khác không có được chút lợi gì thì ai quan hệ với
bạn, làm ăn với bạn nào?
Cùng lúc tạo ra lợi ích riêng cho mình, bạn cũng phải để cho người khác có được lợi ích. Khi đã có trong tay một thực lực nào đó thì nhất định không được cậy thế chèn ép người khác, dồn ép người khác vào chân tường.