Không được xem nhẹ tác dụng của những cử chỉ

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 87)

III. Những điều nên tránh khi kết bạn

3.Không được xem nhẹ tác dụng của những cử chỉ

Tin chắc rằng trong khi dùng lời nói để giao tiếp với mọi người xung quanh thì bạn thường không để ý rằng mình vẫn sử dụng một kiểu ngôn ngữ khác để biểu thị suy nghĩ tình cảm của mình. Khi bạn vui thì sẽ cười; khi nghi ngờ hay lưỡng lự thì trợn lông mày hay chép miệng, khi đồng ý với ý kiến của người khác thì gật đầu liên tục, khi chẳng có cách giải quyết nào khác thì nhún vai. Trong lòng sốt ruột thì đá qua đá lại chân mình, hay lấy chân này gác lên chân kia. Có những trường hợp không tiện nói ra thì vỗ tay biểu thị sự hoan nghênh, vẫy tay biểu thị chào tạm biệt, lè lưỡi biểu thị sự kinh ngạc… Hàng ngày bạn đều dùng đến những cử chỉ để giao tiếp, để biểu đạt tình

cảm của mình.

Có một bà mẹ phát hiện ra cô con gái 2 tuổi của mình đứng trước bàn trang điểm của mẹ rồi lấy đồ mỹ phẩm bôi lên khắp cả mặt. Mặc dù nói: “Con không được như thế này nữa nhé!” nhưng không thể nhịn được cười. Ngày hôm sau, đứa bé vẫn tiếp tục chạy đến bàn trang điểm của mẹ, vì từ nụ cười của bà mẹ, đứa trẻ hiểu rằng nó thể

nghịch ngợm được nữa.

Nhà tâm lý học Pao-lô Ai-kê-man đã nói: “Chúng ta dùng dây thanh quản để nói ra lời, nhưng ngược lại hãy dùng mặt, dùng toàn bộ thân thể để tiến hành giao tiếp”. Anh mắt là cửa sổ của tâm hồn, là bộ phận quan trọng nhất của con người trong việc bày tỏ thái độ, tình cảm. Nhà tâm lý học người Tây Ban Nha, Ca-sa-tê coi ánh mắt là viên đạn bắn ra từ trong đáy lòng của con người và tỉ lệ bắn trúng đích của viên đạn này là tuyệt đối. Ông ta cho rằng mi mắt, hốc mắt và võng mạc đã làm thành một nơi biểu diễn hoàn chỉnh mà trong đó bao gồm cả diễn viên và sân khấu. Hình thái của thân thể cũng là một loại ngôn ngữ. Tư thế của bạn cũng có thể nói ra được trạng thái tâm lý của bạn lúc đó ra sao. Ví dụ: Thầy giáo lúc đi bộ thì lưng luôn phải vuông góc với mặt đất. Nếu như muốn tỏ ra nghiêm túc và tỏ rõ ưu thế của mình thì hãy luôn giữ thẳng lưng với mặt đất. Có một số giáo viên lúc giảng bài thường để ngón tay trỏ trước ngực, điều đó muốn biểu thị rằng những điều mà họ đang giảng cho học sinh là cực kỳ chính xác và tin cậy. Có thể trạng thái của đôi bàn tay sẽ biểu lộ trạng thái tâm lý rõ hơn so với bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Trong bộ phim “Người thế tội ngây thơ” của Mỹ nói tới hai chị em gái sinh đôi, hình dáng bên ngoài rất giống nhau nhưng tính cách thì khác hẳn nhau. Người em vì đố kỵ ghen ghét với chị gái nên đã tìm cách giết hại. Khi cô ta bị cảnh sát thẩm vấn, mặc dù làm như rất bình tĩnh, hơn nữa lại đóng kịch rất giỏi bằng những lời nói dối, nhưng sự giả dối đóng kịch ấy đã bị nhân viên điều tra biết ro, bởi khi cô ta nói thì các ngón tay không ngừng run lên, đây

đúng là sự biểu hiện của tội ác. Chúng ta nhất định phải chú ý đến những động tác nhỏ nhất của ngón tay, vì nó rất dễ thể hiện ra sự mất bình tĩnh trong tâm lý bạn, từ đó sẽ

làm hỏng hình ảnh bên ngoài của bạn.

Ngoài những ngôn ngữ thông qua tư thế, hành động đã được đề cập đến ở trên thì khoảng cách không gian giữa mọi người trong giao tiếp cũng có thể nói lên một thông tin nhất định nào đó. Khi bạn cùng một số người nói chuyện, có thể bạn đứng rất gần với đối phương, nhưng khi bạn cùng một số người khác thì bạn lại có ý thức đảm bảo một khoảng cách nhất định. Khi cấp trên chủ động rút ngắn lại khoảng cách với nhân viên cấp dưới khi nói chuyện, lúc đó nhân viên cấp dưới sẽ cảm thấy thân thiết hoặc là vui vẻ nhưng có chút gì đó lo lắng, sợ sệt. Nếu khi giáo viên đang giảng bài mà lại rời bục giảng đi xuống dưới lớp, đứng cạnh một học sinh, như thế thì học sinh này sẽ chú

ý nghe giảng hơn.

Những ngôn ngữ của hành động mà không có âm thanh, từ ngữ này đều xuất phát từ đáy lòng mỗi người. Người khác có thể hiểu được ý nghĩa biểu đạt của chúng ta, càng đoán được bạn có hay không có khả năng ứng xử. Vì thế chúng ta không thể xem nhẹ

kiểu ngôn ngữ độc đáo này.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 87)