IV. Khả năng thích nghi của sinh vật hoang mạc:
5. Hướng dẫn học sing tự học ở nhà:
• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 84 sách giáo khoa.
• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 19 - Tập bản đồ Địa lí 7.
• Chuẩn bị bài 27: “Thiên nhiên châu phi” (tiếp theo):
- Nêu đặc điểm khí hậu châu Phi ?
- Vì sao khí hậu châu Phi nóng và khô hạn bậc nhất trên thế giới ?
- Tính đa dạng của môi trường châu Phi thể hiện ra sao ?
- Châu Phi có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 30 Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo)
Ngày dạy: 17/12/07
I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
• Học sinh nắm vững đặc điểm và sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
• Hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa vị trí với khí hậu với sự phân bố các môi trường tự nhiên của
châu Phi.
2. Kĩ năng:
• Rèn kĩ năng đọc, mô tả và phân tích lược đồ, ảnh địa lí.
• Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí (lượng mưa và phân bố môi trường tự nhiên).
• Nhận biết môi trường tự nhiên qua tranh ảnh.
3. Thái độ:
• Ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên châu Phi, lược đồ phân bố lượng mưa, các môi trường
tự nhiên ; tranh ảnh về xavan và hoang mạc.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.IV. TIẾN TRÌNH: IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Xác định vị trí giới hạn của châu Phi trên bản đồ tự nhiên ?
2.2. Sơn nguyên là dạng địa hình cao, rộng lớn: a. Có các dãy núi xen lẫn với cao nguyên. b. Có nhiều núi cao đồ sộ.
c. Có nhiều cao nguyên xếp tầng. d. Tất cả đều sai.
2.1. (8 điểm).
- Xác định lục địa Phi, các đảo và quần đảo. - Các biển và đại dương bao quanh.
2.2. (2 điểm). - a.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Quan sát hình 27.1, so sánh phần đất liền giữa 2 chí tuyến của châu Phi và phần đất còn lại ?
- Hình dạng lãnh thổ, đường bờ biển, kích thước châu Phi có đặc điểm gì nổi bật ?
▫ Bờ biển ít bị cắt xẻ.
▫ Lục địa hình khối.
▫ Kíchthước lớn.
- Do những đặc điểm trên, ảnh hưởng của biển với phần nội địa châu lục như thế nào ?
* Dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 27.1, giải thích vì sao Bắc Phi hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới ? - Ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến.
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn cao hơn 200m, ít chịu ảnh hưởng của biển.
- Nằm ngay sát lục địa Á - Âu nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô, khó cho mưa…
⇒ Giáo viên giới thiệu vài nét đặc sắc về hoang mạc
Xahara.
* Qua hình 27.1, nhận xét lượng mưa ở châu Phi ?
- Lớn nhất (>2.000mm) phân bố ở đâu ? (Tây Phi - Vịnh Ghinê).
- Lượng mưa 1.001 - 2.000mm phân bố ở đâu ? (2 bên đường xích đạo).
- Lượng mưa 200 - 1.000 phân bố ở đâu ? (ở miền giới hạn hoang mạc Xahara, bờ biển Ấn Độ Dương, hoang mạc Calahari, ven Địa Trung Hải, cực Nam châu Phi).
- Lượng mưa nhỏ hơn 200mm ? (bắc Xahara, nam Calahari).
* Dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng gì tới lượng mưa của vùng duyên hải châu Phi ?
- Dòng nóng ảnh hưởng tới lượng mưa ven bờ từ 1.000 - 2.000mm.
- Dòng lạnh, lượng mưa nhỏ hơn 200mm.
3. Khí hậu:
- Phần lớn châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên là châu lục nóng.
- Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên là lục địa khô.
- Hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới: Xahara.
* Quan sát hình 27.2, nhận xét: