IV. TIẾN TRÌNH:
2. Hoang mạc hoá đang ngày càng mở rộng:
- Do tự nhiên, cát lấn, biến động thời tiết - thời kì khô hạn kéo dài, con người khai thác cây xanh quá mức hoặc do gia súc ăn, phá cây non.
- Do tác động của con người là chủ yếu: khai thác đất bị cạn kiệt, không được chăm sóc đầu tư và cải tạo.
* Chúng ta phải hạn chế quá trình hoang mạc hoá như thế nào ?
- Hình 20.3 và 20.6 là cảnh cải tạo hoang mạc và cảnh chống cát bay từ hoang mạc.
- Cho biết qua 2 ảnh thể hiện 2 cách cải tạo hoang mạc như thế nào ? (trồng cây, đưa nước tưới).
- Hoạt động du lịch.
2. Hoang mạc hoá đang ngày càng mở rộng: mở rộng:
- Diện tích hoang mạc vẫn đang tiếp tục mở rộng.
- Biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc:
Khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào.
Trồng cây gây rừng để chống cát bay và cải tạo khí hậu.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu người ta đã phát hiện và khai thác ở các hoang mạc nhiều:
a. Dầu khí, kim cương. b. Túi nước ngầm.
c. Câu (a+b) đúng. d. Câu a đúng, b sai.
4.2. Thực vật và động vật tiêu biểu được nuôi trồng và rất quan trọng đối với người dân hoang mạc là:
a. Dê, cừu ; lúa mì. b. Ngựa ; cam, chanh.
c. Chà là ; lạc đà. d. Tất cả đều đúng. 4.3. Những nơi có tốc độ hoang mạc hoá nhanh nhất là:
a. Ở rìa các hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài.
b. Bên trong các hoang mạc đới nóng có nhiệt độ cao quanh năm. c. Ở các hoang mạc ôn đới khô khan.
* Đáp án: 4.1 ( c ), 4.2 ( c ), 4.3 ( a ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
• Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 66 sách giáo khoa.
• Chuẩn bị bài 21: “Môi trường đới lạnh”:
- Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào qua nhiệt độ và lượng mưa ?
- Sự khác nhau giữa băng trôi và băng sơn ?
- Khiên băng là gì ?
- Bão tuyết là hiện tượng như thề nào ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Chương IV:
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
MỤC TIÊU CHUNG
1. Kiến thức:
• Nắm được những đặc điểm cơ bản của đới lạnh, biết được cách thích nghi của động vật và thực
vật để tồn tại và phát triển.
• Thấy được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở đới lạnh, cũng như các khó khăn trong
hoạt động kinh tế.
2. Kĩ năng:
• Rèn thêm các kĩ năng đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí, đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
của đới lạnh.
• Vẽ sơ đồ các mối quan hệ.
3. Thái độ:
Tiết PPCT: 23 Bài 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
• Nắm được đặc điểm cơ bản của đới lạnh (lạnh, khắc nghiệt, lượng mưa rất ít chủ yếu là tuyết. Có
ngày và đêm dài 24 giờ hoặc 6 tháng).
• Biết cách thích nghi của sinh vật ở đới lạnh để tồn tại và phát triển, đặc biệt là động vật dưới nước.
2. Kĩ năng:
• Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ và ảnh địa lí, đọc biểu đồ khí hậu đới lạnh.
3. Thái độ:
• Tình yêu thiên nhiên, ý thức phòng chống thiên tai.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ các môi trường địa lí, ảnh các động vật đới lạnh. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.IV. TIẾN TRÌNH: IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Người dân hoang mạc sống dựa vào những hoạt động kinh tế nào ?
2.2. Hiện nay, việc cải tạo hoang mạc thành đất trồng theo quy mô lớn với các phương tiện hiện đại được áp dụng ở: a. Hoa Kì. b. Trung Á. c. Các nước Ả Rập. d. Tất cả đều sai. 2.1. (6 điểm). - Kinh tế cổ truyền. - Kinh tế hiện đại. 2.2. (4 điểm). - (a + b + c)
3. Giảng bài mới:
* Quan sát hình 21.1 và 21.2, xác định ranh giới môi trường đới lạnh ?
* Giáo viên giời thiệu 2 điểm cần lưu ý ở 2 lược đồ trên:
- Đường vòng cực (66030’) được thể hiện vòng trong nét
đứt đen.
- Đường ranh giới đới lạnh là đường đẳng nhiệt: 00C tháng 7 ở bán cầu Bắc, tháng 1 nửa cầu Nam.
* Ranh giới của môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu?
* Qua hình 21.1, 21.2, cho biết sự khác nhau giữa môi trường đới lạnh bán cầu Bắc và Nam bán cầu ?
* Qua hình 21.3, đọc biểu đồ khí hậu cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh ?
- Nhiệt độ tháng cao nhất ? (tháng 7 <100C) - Nhiệt độ tháng thấp nhất ? (tháng 2 <-300C) - Số tháng có nhiệt độ >00C ? (3,5 tháng, từ 6 - 9) - Số tháng nhiệt độ <00C ? (8,5 tháng, từ 9 - 5) - Biên độ nhiệt trong năm ? (400C)
⇒ Vậy nhiệt độ của môi trường đới lạnh có đặc điểm như
thế nào ?
- Lượng mưa trung bình năm ? (133 mm)
- Tháng mưa nhiều là tháng nào ? Lượng mưa bao nhiêu ? (tháng 7, 8 với lượng mưa <20 mm/tháng).
- Tháng mưa ít ? (các tháng còn lại, dưới dạng tuyết rơi).
⇒ Vậy lượng mưa đới lạnh có đặc điểm như thế nào ?
(Gió ở đới lạnh rất mạnh, luôn có bão tuyết vào mùa đông).
* Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ “băng sơn” và “băng
trôi”.
* Quan sát các hình 21.4, 21.5 hãy so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi ? (kích thước khác nhau, băng trôi xuất hiện vào mùa hè, núi băng với lượng băng quá nặng và quá dày tự tách ra từ 1 khối băng lớn).
* Quan sát hình 21.6 ; 21.7, mô tả cảnh 2 đài nguyên vào mùa hè ở Bắc Âu và Bắc Mĩ ?
- Hình 21.6: Thực vật có rêu, địa y ; ven hồ cây thấp mọc ; mặt đất chưa tan hết băng.
- Hình 21.7: Thực vật thưa thớt, nghèo hơn Bắc Âu ; băng chưa tan, không có cây thấp, cây bụi chỉ có địa y.
⇒ Vậy: Đài nguyên Bắc Mĩ lạnh hơn Bắc Âu.
* Thực vật đài nguyên có đặc điểm gì ? Cây đặc trưng là gì ? (cây thấp lùn chống được bảo tuyết, giữa nhiệt độ). * Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè ? (nhiệt độ cao