Sự thay đổi kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu giáo an địa li 7 (Trang 94 - 96)

IV. TIẾN TRÌNH:

2. Sự thay đổi kinh tế xã hội:

- Giao thông và điện lực là 2 ngành làm biến đổi bộ mặt kinh tế vùng núi. Nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện theo như khai thác tài nguyên, hình thành các khu công nghiệp, du lịch phát triển.

- Việc phát triển kinh tế - xã hội đặt ra nhiều vấn đề về môi trường.

- Tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá các dân tộc ở vùng núi.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ít người ở vùng núi được gọi là: a. Kinh tế cổ truyền.

b. Kinh tế tự cung tự cấp. c. Câu a và b đúng. d. Câu a và b sai.

4.2. Bộ mặt kinh tế của nhiều vùng núi trên thế giới đã biến đổi nhanh chóng từ khi có: a. Các tuyến đường giao thông.

c. Khu nghỉ mát- du lịch, hoạt động thể thao. d. Tất cả đều sai.

4.3. Sự phát triển giao thông và nguồn điện không đồng đều giữa các vùng núi và một số nơi đã tác động xấu đến:

a. Môi trường.

b. Các ngành kinh tế cổ truyền. c. Nền văn hoá truyền thống. d. Tất cả đều sai.

* Đáp án: 4.1 ( c ), 4.2 ( a + b + c ), 4.3 ( a + b + c ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 78 sách giáo khoa.

• Chuẩn bị bài 25: “Ôn tập chương II, III, IV, V”:

- Sự khác nhau giữa các môi trường địa lí, các kiểu khí hậu ?

- Các chủng tộc chính trên thế giới ?

- Các hình thức cánh tác trong nông nghiệp ở đới nóng ?

- Tác động của dân số tới tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội ?

- Nền nông nghiệp ở đới ôn hoà ?

Tiết PPCT: 27 ÔN TẬP CÁC CHƯƠNG II, III, IV, V

Ngày dạy: 30/11/07

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

• Đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp tiên tiến, các vấn đề môi trường ở đới ôn hoà.

• Sự thích nghi của sinh vật hoang mạc với khí hậu môi trường

• Đặc điểm cơ bản về hình thái của các chủng tộc chính trên thế giới, quá trình di dân và những tác động của dân số tới tài nguyên và môi trường.

• Khí hậu nhiệt đới gió mùa và những điều kiện cơ bản để tiến hành thâm canh lúa nước ở đới

nóng.

2. Kĩ năng:

• Khái quát hoá vá hệ thống hoá các kiến thức đã học.

• Lập sơ đồ các mối quan hệ.

3. Thái độ:

• Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ các môi trường địa lí, bản đồ dân cư và các đô thị thế giới.

- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.IV. TIẾN TRÌNH: IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

Một phần của tài liệu giáo an địa li 7 (Trang 94 - 96)