Làm ruộng, thâm canh lúa nước:

Một phần của tài liệu giáo an địa li 7 (Trang 28 - 31)

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận hnóm IV TIẾN TRÌNH:

2. Làm ruộng, thâm canh lúa nước:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để thâm canh lúa nước: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chủ động tưới tiêu, lao động dồi dào.

- Tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng. Tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.

vùng, bờ thửa và ruộng bậc thang vùng núi là cách khai thác có hiệu quả, lại bảo vệ được đất trồng và môi trường ? (chủ động tưới tiêu, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cây lúa, chống xói mòn, tận dụng khai thác đất trồng cây lương thực).

* Tại sao các nước trong đới nóng có tình trạng: Nước thiếu lương thực, nước tự túc lương thực, nước xuất khẩu lương thực ?

 Áp dụng khoa học kĩ thuật, có chính sách nông nghiệp

đúng đắn, nhiều nước tự túc lương thực, một số nước đã xuất khẩu lương thực.

* Quan sát hình 8.4 và 4.4, cho biết:

- Các khu vực thâm canh lúa nước là vùng có đặc điểm dân cư như thế nào ?

- Giải thích nguyên nhân có mối liên hệ đó ? (Thâm canh lúa nước cần nhiều lao động, trồng nhiều vụ, nuôi nhiều người).

* Qua ảnh 8.5, cho biết:

- Bức ảnh chụp về vấn đề gì? Chụp ở đâu ?

-Mô tả bức ảnh ? (các luống thẳng tắp, hàng dài trong các lô đất có đường ô tô bao quanh).

* Qua phân tích bưa ảnh, nhận xét về qui mô và tổ chức sản xuất ở đồn điền như thế nào ? Sản phẩm sản xuất với khối lượng và giá trị như thế nào ?

* Đồn điền thu hoạch nhiều nông sản, tại sao con người không lập ra đồn điền ? (cần có một diện tích đất rộng, vốn nhiều, máy móc nhiều, kĩ thuật canh tác, bám sát thị trường tiêu thụ).

3. Đồn điền:

- Là hình thức canh tác theo qui mô lớn với mục đích tạo khối lượng nông sản hàng hoá.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Phân biệt sự khác nhau giữa 3 hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ? 4.2. Làm bài tập 2 sách giáo khoa: Vẽ sơ đồ thâm canh lúa nước ?

4.3. Quan sát hình 8.6 và 8.7, cho biết: Làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức ở vùng đồi núi có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường ?

* Đáp án:

- 4.1 Khác nhau về quy mô sản xuất, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra. -4.2.

4.3.

a. Hình 8.6 cho biết vùng đồi núi không cây ở châu Á, làm ruộng bậc thang, trồng được lúa nước nếu chủ động được tưới tiêu. Trong khi hình 8.7 cho biết ở vùng đồi núi cây cối mọc xanh tốt, sườn đồi được khai phá thành ruộng đồng, canh tác theo đường đẳng cao.

b. Địa hình đồi núi: Làm ruộng bậc thang và trồng cây theo đường đẳng cao:

- Là cách khai phá đất rừng trồng trọt hợp lí nhất, khoa học nhất, vẫn bảo vệ được rừng.

- Là cách biến vùng đồi núi trọc thành ruộng lúa nước là cách bảo vệ đất trồng tốt nhất, hiệu quả kinh tế cao.

c. Hai ảnh là minh hoạ rõ nét cách thức canh tác nông nghiệp, chống xói mòn đất, bảo vệ môi tường vùng núi đồi như miền Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên... ở nước ta.

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài, trả lời câu hỏi 1 trang 28 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1 trang 7 - Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 9: “Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng”:

- Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp ?

- Việc bảo vệ môi trường ở vùng khí hậu xích đạo ẩm được thực hiện như thế nào ?

- Nêu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa đến tình hình sản xuất nông

nghiệp trong vùng đó ?

- Ảnh hưởng của chế độ mưa theo mùa đến đất đai ở đới nóng như thế nào ?

- Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông nghiệp

cần có những biện pháp chính nào ?

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tăng sản lượng

Tăng vụ Tăng năng suất

Thâm canh lúa nước

Tiết PPCT: 9 Bài 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

• Nắm được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khia thác đất và bảo

vệ đất.

• Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng.

2. Kĩ năng:

• Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh vẽ liên hoàn và củng cố thêm kĩ năng đọc ảnh

địa lí cho học sinh.

• Luyện kĩ năng phán đoán địa lí cho học sinh ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn về mối quan hệ

giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng.

3. Thái độ:

• Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh ảnh về xói mòn đất, bản đồ tự nhiên thế giới. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.IV. TIẾN TRÌNH: IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Cho biết quy mô và cách thức tổ chức sản xuất của đồn điền ?

2.2. Hình thức canh tác nào sau đây ở vùng đồi núi có hại cho việc bảo vệ môi trường đới nóng ? a. Làm ruộng bậc thang. b. Làm rẫy. c. Trồng trọt theo đường đồng mức. d. Không có hình thức nào. 2.1. (6 điểm). - Qui mô lớn. - Tổ chức sản xuất khoa học. 2.2. (4 điểm).

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Giáo viên treo bảng thống kê đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.

- Tìm ra đặc điểm chung của môi trường đới nóng ? (nắng, nóng quanh năm và mưa nhiều).

- Các đặc điểm trên ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp như thế nào ? (nuôi nhiều con, trồng nhiều cây ; cây trồng phát triển xanh tốt quanh năm, xen canh, gối vụ từ 2 – 3 vụ 1 năm).

Một phần của tài liệu giáo an địa li 7 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w