Cư trú của con người:

Một phần của tài liệu giáo an địa li 7 (Trang 92 - 94)

IV. TIẾN TRÌNH:

2. Cư trú của con người:

- Thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người, dân cư thưa thớt.

- Người dân ở vùng núi khác nhau trên trái đất có đặc điểm cư trú khác nhau.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo:

a. Độ cao. b. Hướng núi. c. Cả (a+b) đúng. d. Cả (a+b) sai.

4.2. Sự phân tầng thực vật theo độ cao ở đới nóng và đới ôn hoà: a. Đới nóng nhiều tầng hơn đới ôn hoà.

b. Đới ôn hoà nhiều tầng hơn đới nóng. c. Cả 2 đới đều có số tầng thực vật như nhau. * Đáp án: 4.1 ( c ), 4.2 ( a ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 76 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 18 - Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 24: “Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi”:

- Vùng núi thường có những hoạt động kinh tế cổ truyền nào ?

- Các hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi rất đa dạng và không giống nhau, tại sao ?

- Kinh tế tự cung tự cấp là gì ?

- Tại sao phát triển giao thông và điện lực là những điều kiện cần có trước tiên để làm biến đổi bộ mặt các vùng núi cao ?

- Sự phát triển kinh tế của các vùng núi đã đặt ra những vấn đề gì về môi trường ?

Tiết PPCT: 25 Bài 24: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

• Học sinh biết được sự tương đồng về hoạt động kinh tế cổ truyền ở các vùng núi trên thế giới

(chăn nuôi, trồng trọt, khai thác lâm sản, nghề thủ công).

• Biết được điều kiện phát triển kinh tế vùng núi và những hoạt động kinh tế hiện đại ở vùng núi.

Tác hại tới môi trường vùng núi do tác động kinh tế của của người gây ra.

2. Kĩ năng:

• Rèn thêm kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí.

3. Thái độ:

• Ý thức bảo vệ môi trường vùng núi.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên thế giới, ảnh các hoạt động kinh tế và lễ hội vùng núi. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.IV. TIẾN TRÌNH: IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Sự thay đổi thực vật theo độ cao, hướng sườn ở vùng núi như thế nào ? Ví dụ ?

2.2. lũ quét và lở đất là những hiện tượng dễ xảy ra ở vùng: a. Chân núi. b. Thung lũng núi. c. Sườn núi. d. Cả 3 đều sai. 2.1. (7 điểm).

- Tạo thành nhiều vành đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi.

- Thực vật sườn đón nắng mọc tốt và cao hơn sường khuất nắng.

2.2. (3 điểm). - c.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Quan sát hình 24.1 và 24.2, cho biết: - Các hoạt động kinh tế cổ truyền là gì ?

- Ngoài ra vùng núi còn có những ngành kinh tế nào ?

1. Hoạt động kinh tế cổ truyền:

- Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm

* Tại sao các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc vùng núi lại đa dạng và khác nhau ? (do tài nguyên và môi trường, tập quán canh tác, nghề truyền thống mỗi dân tộc, điều kiện giao thông từng nơi).

* Nhấn mạnh: Sự khác nhau cơ bản trong khai thác đất đai giữa 2 vùng núi đới nóng và đới ôn hoà:

- Đới nóng khai phá từ nơi có nước ở dưới chân núi, tiến lên cao.

- Đới ôn hoà khai phá ngược lại từ cao rồi xuống chân núi. * Mở rộng: Tập quán, nghề nghiệp một số dân tộc miền núi nước ta.

* Quan sát hình 24.3, mô tả nội dung ảnh và cho biết những khó khăn cản trở sự phát triển kinh tế vùng núi là gì ? Muốn phát triển kinh tế, văn hoá vùng núi thì việc đầu tiên cần làm là gì ? (phát triển giao thông).

* Qua hình 24.3 ; 24.4, cho biết tại sao phát triển giao thông và điện lực là những việc cần làm trước tiên để thay đổi bộ mặt vùng núi ? (khó khăn lớn nhất trong việc khai thác vùng núi là độ dốc, độ chia cắt địa hình và sự thiếu dưỡng khí ở trên cao. Do đó, để phát triển kinh tế thì việc phát triển giao thông và điện lực là 2 điều kiện cần có trước tiên).

* Ngoài khó khăn về giao thông, môi trường, vùng núi còn gây cho con người những khó khăn nào dẫn tới chậm phát triển kinh tế ? (dịch bệnh, sâu bọ, côn trùng, thú dữ, thiên tai do phá rừng…).

* Vấn đề về môi trường cần phải quan tâm ở vùng núi là gì khi phát triển kinh tế, văn hoá ? (cây rừng bị phá, chất thải từ khai thác khoáng sản và khu nghỉ mát, ảnh hưởng nguồn nước, không khí, đất canh tác, bảo tồn thiên nhiên). * Hoạt động kinh tế hiện đại có ảnh hưởng tới kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá độc đáo của vùng núi cao hay không ? Ví dụ minh hoạ ở vùng núi nước ta ?

sản…

- Các hoạt động kinh tế đa dạng và phong phú, mang bản sắc mỗi dân tộc.

Một phần của tài liệu giáo an địa li 7 (Trang 92 - 94)