Bản câu hỏi và phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần du lịch hồng hải đến năm 2015 (Trang 86)

- Bản câu hỏi: Dựa trên việc kế thừa các đề tài trước, ý kiến của giáo viên hướng dẫn và tham khảo ý kiến của chuyên gia (xem Phụ lục 5), tác giả đã xây dựng bản câu hỏi nghiên cứu hoàn chỉnh (xem Phụ lục 2) bao gồm hai phần:

+ Phần 1: khảo sát ý kiến của nhân viên về công tác phát triển NNL + Phần 2: phần thông tin về cá nhân

-Về thang đo nghiên cứu :

Thang đo nhiều chỉ báo, hay thang đo Likert là hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế - xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ:

o Hoàn toàn đồng ý

o Đồng ý

o Bình thường (không đồng ý cũng không phản đối)

o Không đồng ý

o Hoàn toàn không đồng ý

- Kích thước mẫu: Có nhiều quan điểm rất khác nhau về kích thước mẫu. Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng. Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu là phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 200 (vd, Hoelter 1983). Theo Paul Hague (2002) thì đối tượng nghiên cứu trên 100.000 thì độ lớn của mẫu là 384.

Theo kinh nghiệm của nhà nghiên cứu (Cao Hào Thi; Phạm Xuân Lan) cho rằng: Số lượng mẫu cần thiết bằng số lượng câu hỏi (biến quan sát) * 5. Bảng câu hỏi này có 42 biến quan sát (xem Phụ lục 2). Vì thế, nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu một biến quan sát thì kích thước mẫu cần là 42 * 5 = 210.

- Chọn mẫu: Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Vì điều kiện kinh tế, nên nghiên cứu này dự định kích thước mẫu n trong khoảng từ 180 đến 210. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 230 phiếu câu hỏi được chuẩn bị. Phiếu

được phát ra là 230, thu về 214 phiếu đạt tỷ lệ 93,0%; 16 phiếu bị loại bỏ do có quá nhiều ô trống. Cuối cùng có 198 phiếu hoàn tất được sử dụng. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng là 198. Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS 16.

Bảng 2.19: Thống kê mẫu nghiên cứu

Stt Bộ phận Số mẫu phát ra Số mẫu thu về Tỷ lệ (%)

1 Khối trực tiếp 85 70 35,4

2 Khối bán trực tiếp 75 61 30,8

3 Khối gián tiếp 70 67 33,8

Tổng cộng 230 198 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Tỷ lệ người tham gia trả lời bảng câu hỏi là tương đối phù hợp với cơ cấu lao động tại khu nghỉ, số lượng nhân viên tham gia trả lời bảng câu hỏi chiếm tỷ lệ cao.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo năm biến kiểm soát, đó là: giới tính, chức danh nghề nghiệp, thâm niên công tác, trình độ văn hóa và tuổi.

 Về giới tính

Bảng 2.20: Thống kê mẫu nghiên cứu

Giới tính Tần suất Phần trăm (%)

Nam 128 64,6

Nữ 70 35,4

Tổng cộng 198 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát

Kết quả cho thấy: có 128 nam và 70 nữ trả lời phỏng vấn, số lượng nữ ít hơn nam (nữ: 35,4%; nam: 64,6%), việc thu thập mẫu có sự chênh lệch về giới tính nhưng khá phù hợp với thực tế số lượng nhân viên trong công ty.

 Về chức danh công việc

Bảng 2.21: Bảng phân bố mẫu theo chức danh

Chức danh Tần suất Phần trăm (%)

Nhân viên 147 74,2

Đội trưởng/giám sát 37 18,7

Lãnh đạo/quản lý 14 7,1

Tổng cộng 198 100,0

Số lượng lao động ở các nhóm chức danh công việc tham gia trả lời: Nhóm nhân viên: 147 người, chiếm tỷ lệ 74,2%

Nhóm đội trưởng, giám sát: 37 người, chiếm 18,7% Nhóm lãnh đạo/quản lý: 14 người, chiếm 7,1%

Tỷ lệ người tham gia trả lời bảng câu hỏi là tương đối phù hợp với cơ cấu lao động tại khu nghỉ.

 Về thâm niên công tác

Bảng 2.22: Bảng phân bố mẫu theo thâm niên

Thâm niên công tác Tần suất Phần trăm (%)

Dưới 1 năm 55 27,8

Từ 1 đến 3 năm 61 30,8

Từ 3 đến 5 năm 51 25,7

Trên 5 năm 31 15,7

Tổng cộng 198 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát

Về thâm niên công tác, số lượng người tham gia trả lời bảng câu hỏi như sau: Dưới 1 năm có 55 người, chiếm tỷ lệ 27,8%; từ 1 năm đến dưới 3 năm: 61 người, chiếm tỷ lệ 30,8%; từ 3 năm đến 5 năm: 51 người, chiếm tỷ lệ 25,7%; trên 5 năm: 31 người, chiếm tỷ lệ 15,7%.

Số lượng lao động tham gia trả lời bảng câu hỏi có thâm niên từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao, điều này cũng khá tương thích với cơ cấu lao động trẻ tại đơn vị.

 Về trình độ học vấn

Bảng 2.23: Bảng phân bố mẫu theo trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa Tần suất Phần trăm (%)

Trên đại học 2 1,0

Đại học/ Cao đẳng 76 28,4

Trung học chuyên nghiệp 21 10,6

Phổ thông trung học 95 48,0

Khác 4 2,0

Tổng cộng 198 100,0

Về trình độ học vấn, số người trả lời bảng câu hỏi:

Cấp 2 trở xuống: 4 người, chiếm tỷ lệ 2%; cấp phổ thông trung học: 95 người, chiếm tỷ lệ 48%; Trung học chuyên nghiệp: 21 người, chiếm tỷ lệ 10,6%; Cao đẳng/Đại học: 76 người, chiếm tỷ lệ 38,4%; Trên Đại học: 2 người, chiếm tỷ lệ 1%. Cơ cấu mẫu thu thập được so với cơ cấu lao động là tương đối phù hợp.

 Về tuổi

Bảng 2.24: Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi

Độ tuổi Tần suất Phần trăm (%)

Dưới 20 tuổi 17 8,6

Từ 21 đến 30 tuổi 95 48,0

Từ 31 đến 40 tuổi 76 38,3

Trên 41 tuổi 10 5,1

Tổng cộng 198 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát

Nhìn vào bảng phân bố mẫu theo độ tuổi, cho thấy số lượng nhân viên tuổi từ 21 đến 40 tham gia trả lời bảng câu hỏi chiếm tỷ lệ cao 86,3%. Điều này phù hợp với cơ cấu độ tuổi được khảo sát tại khu nghỉ.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần du lịch hồng hải đến năm 2015 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)