THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 59)

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CỬA LÒ 2.2.1. Dịch vụ huy động vốn

Năm 2012 với điều kiện nền kinh tế còn nhiều bất ổn, khi lạm phát, giá vàng, tỷ giá USD, giá dầu liên tục tăng cao; cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và dường như người gửi tiền không lựa chọn ngân hàng như một lựa chọn tối ưu mà sử dụng đồng vốn của mình đầu tư vào các lĩnh vực khác đem lại hiệu quả cao hơn thì việc huy động vốn của các NHTM nói chung và của VietinBank Cửa Lò nói riêng thực sự trở nên khó khăn. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã kịp thời theo sát chỉ đạo định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, bám sát thông tin thị trường và xu hướng đầu tư tích lũy của khách hàng để ứng dụng linh hoạt các sản phẩm và có những chính sách lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp đảm bảo cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Chi nhánh đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Ngoài các sản phẩm đa dạng như: Tiền gửi thanh toán bằng VND, tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiết kiệm thông minh, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm có kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi, tiết kiệm lãi suất siêu thả nổi… Chi nhánh đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi như: Gửi tiền linh hoạt – Nhận siêu lãi suất, Tặng lãi suất tri ân khách hàng, Gửi tiền sinh lộc – Quà tặng trao tay, Mừng sinh nhật VietinBank...

Do khó khăn của nền kinh tế dẫn đến các ngân hàng tiếp thị giành giật lẫn nhau khách hàng tiền gửi, thị trường tiền tệ trở nên căng thẳng. Thực hiện chỉ đạo của Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam để tăng trưởng nguồn vốn, bên cạnh sản phẩm huy động tiết kiệm truyền thống, Chi nhánh tiếp tục triển khai các sản phẩm huy động mới để thu hút khách hàng, điều hành lãi suất một cách linh hoạt, đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mãi, chăm sóc và phục vụ khách hàng đảm bảo không để khách hàng bỏ đi giao dịch với ngân hàng khác. Khai thác tối đa nguồn vốn huy động có chi phí hợp lý, phát triển thị phần vốn trên địa bàn, đồng thời tiếp tục tìm kiếm các khoản tiền gửi lớn từ các tổ chức Định chế tài chính... Hoạt động huy động vốn tại VietinBank Cửa Lò đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, các sản phẩm tiết kiệm ngày càng được cải tiến đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, sản phẩm tiền gửi thanh toán liên tục được hoàn thiện, tăng thêm tiện ích cho khách hàng, mở rộng các kênh và hình thức giao dịch để tăng cường khả năng tiếp cận, phục vụ khách hàng. Thông qua việc ứng dụng và phát triển CNTT, từng bước hiện đại hoá ngân hàng, các sản phẩm huy động ngày càng phong phú, đa dạng, mang tính chất “đột chất - chiến lược”, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và tinh tế của khách hàng.

Trước những khó khăn và thách thức của khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước, VietinBank Cửa Lò vẫn giữ được vị thế của mình trong công tác huy động vốn. Mặc dù phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn nhưng nguồn vốn huy động qua các năm của Chi nhánh vẫn tăng lên. VietinBank Cửa Lò đã và đang tự khẳng định mình, tiếp tục phát huy lợi thế của một thương hiệu mạnh bằng việc cho ra đời những sản phẩm huy động hiện đại, mang tính cạnh tranh cao, thu hút tối đa nguồn tiền gửi của khách hàng. Với tốc độ tăng nhanh và ổn định, nguồn vốn huy động của Chi nhánh có khả năng đáp ứng được sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng.

Kết quả huy động vốn của VietinBank Cửa Lò được thể hiện ở số liệu tại Bảng 2.2 và Bảng 2.3 dưới đây:

52

Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động tại VietinBank Cửa Lò

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng, giảm

2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị (+), (-) Tốc độ (%) Giá trị (+), (-) Tốc độ (%)

1. Tiền gửi dân cư 472 75,6 628 77,5 866 77,0 +156 33,1 +238 37,9

2. Tiền gửi tổ chức kinh tế 82 13,1 124 15,3 198 17,6 +42 51,2 +74 59,7

3. Tiền gửi của các tổ chức khác 70 11,2 58 7,2 61 5,4 -12 -17,1 +3 5,2

Tổng 624 100,0 810 100,0 1.125 100,0 +186 29,8 +315 38,9

Qua bảng phân tích trên ta thấy mặc dù trong những năm gần đây chịu sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn do ngày càng nhiều các ngân hàng mở thêm chi nhánh và cạnh tranh về chính sách lãi suất, chính sách khuyến mãi, các hình thức linh hoạt... Đặc biệt ở giai đoạn giữa năm 2012, tình hình huy động vốn có những diễn biến phức tạp gây không ít khó khăn cho Chi nhánh trong công tác huy động vốn. Các ngân hàng đua nhau vượt trần lãi suất huy động của NHNN bằng các hình thức chi khuyến mãi, cộng lãi suất thưởng… tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất.

Trước tình hình đó, Chi nhánh đã chủ động nghiên cứu thị trường, có nhiều giải pháp phù hợp, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động, thực hiện linh hoạt các chính sách nhằm thu hút tối đa lượng vốn huy động như: Chính sách lãi suất cạnh tranh, linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, chính sách tiếp thị đảm bảo luôn chủ động về nguồn vốn cho đầu tư và thanh toán.

Về cuối năm, khi NHNN có chế tài xử phạt khá nặng đối với các ngân hàng vượt trần lãi suất thì cuộc đua lãi suất mới thực sự bớt nóng. Khống chế mức trần lãi suất, điều này khá có lợi cho các ngân hàng có thương hiệu tốt như hệ thống VietinBank. Kết quả, nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn tăng trưởng khá tốt. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động là 810 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 186 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 29,8%. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động là 1.125 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 315 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 38,9%. Điều này cho thấy Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động huy động vốn.

Bám sát định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban điều hành VietinBank, Chi nhánh đã kịp thời triển khai nhiều biện pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ và cho vay phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Với mục tiêu cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh đã có nhiều biện pháp linh hoạt điều chỉnh lãi suất đầu vào, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, tích cực bám sát khách hàng, tư vấn, tiếp thị đến khách hàng các tính năng ưu việt của sản phẩm dịch vụ VietinBank… Nhờ vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng và ổn định hơn.

Phân theo thành phần kinh tế: VietinBank Cửa Lò huy động nguồn vốn chủ yếu từ dân cư và các thành phần kinh tế khác. Đây là nguồn vốn rẻ, có hiệu quả cao và thời

hạn phong phú. Trong thời gian qua, các NHTM đua nhau tăng lãi suất để tăng cạnh tranh trong việc huy động vốn, trước tình hình đó Chi nhánh thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh theo thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút vốn. Vì thế không những Chi nhánh thu hút được một lượng vốn lớn phục vụ hoạt động cho vay mà cũng giảm được chi phí trả lãi.

Về cơ cấu nguồn vốn: tiền gửi dân cư qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên 75%. Đây là nguồn vốn có tính chiến lược và ổn định cao, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng như khẳng định uy tín của thương hiệu VietinBank. Đến cuối năm 2012, số dư huy động dân cư đạt 866 tỷ đồng, tăng 37,9% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 77% trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh. Có được kết quả này là do Chi nhánh đã tập trung triển khai nhiều chương trình huy động vốn, tăng cường mối quan hệ mật thiết, chăm sóc và phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, với sự biến động lãi suất biên độ lớn và xu hướng các ngân hàng chạy đua lãi suất nên tâm lý người gửi tiền thường gửi ở các kỳ hạn ngắn. Chi tiết được thể hiện qua bảng số liệu 2.4 sau:

55

Bảng 2.4: Huy động vốn từ dân cư theo kỳ hạn tại VietinBank Cửa Lò

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng, giảm

2011/2010 2012/2011 Kỳ hạn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị (+), (-) Tốc độ (%) Giá trị (+), (-) Tốc độ (%)

1. Tiền gửi không kỳ hạn 23 4,9 30 4,8 38 4,4 +7 30,4 +8 26,7

2. Tiền gửi dưới 12 tháng 274 58,0 387 61,6 624 72,0 +113 41,2 +237 61,2

3. Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 175 37,1 211 33,6 204 23,6 +36 20,6 -7 -3,3

Tổng 472 100,0 628 100,0 866 100,0 +156 33,1 +238 37,9

Trong tổng nguồn vốn huy động từ hoạt động bán lẻ, nếu xét theo tiêu thức kỳ hạn, thì phần tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của khách hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như trong năm 2010, phần tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khoảng 58% thì đến năm 2011 và năm 2012, các con số tương ứng là 61,6% và 72%.

Tại thời điểm cuối năm 2012, mặc dù tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao như đã nói ở trên. Tuy nhiên lại có xu hướng tăng ở tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm tiền gửi ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Sở dĩ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng được khách hàng ưa chuộng vì đây là kỳ hạn có mức lãi suất hấp dẫn và phù hợp với khả năng kế hoạch hóa dòng tiền của khách hàng. Điều này cũng là phù hợp với tâm lý người dân khi mà nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

Sự dịch chuyển cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn như trên cũng phù hợp với xu hướng tăng tỷ trọng của phần huy động vốn từ KHCN, DNVVN. Bởi lẽ phần tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được huy động từ các KHDN để phục vụ nhu cầu thanh toán phát sinh hàng ngày hoặc tiền ký quỹ để phục vụ các mục đích khác. Do có thể chủ động trong kế hoạch chi tiêu tài chính, và để tối đa hóa lợi nhuận, các KHCN thường lựa sản phẩm tiền gửi và thường duy trì số dư rất nhỏ trên tài khoản thanh toán.

Trong môi trường lạm phát có nhiều biến động thì các sản phẩm huy động vốn với lãi suất cố định trở nên không phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền. Điều này dẫn đến tình trạng các khách hàng thường rút tiền ở ngân hàng trả mức lãi suất thấp để đem gửi tại các ngân hàng trả lãi cao hơn và lựa chọn các kỳ hạn tiền gửi ngắn. Để hạn chế tình trạng này, VietinBank Cửa Lò có thể cung cấp các sản phẩm tiền gửi với lãi suất thả nổi dựa theo biến động của lạm phát với mức trần và mức sàn quy định cụ thể trong chính sách lãi suất. Giải pháp này sẽ giúp Chi nhánh cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn nhiều hơn, đảm bảo khả năng cung cấp nguồn vốn cho các nhu cầu tín dụng trung và dài hạn. Bên cạnh đó, các dịch vụ thanh toán đi kèm cũng được phát triển mạnh hơn nữa cả về chất và về lượng nhằm thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của người dân, đồng thời giữ cho nguồn vốn huy động được ổn định.

VietinBank Cửa Lò đã và đang triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn khác nhau như: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm rất đa dạng với các kỳ hạn khác nhau đáp ứng

nhu cầu khách hàng, lãi suất cạnh tranh. Giấy tờ có giá ngắn hạn như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… được phát hành theo từng giai đoạn nhất định, với kỳ hạn đa dạng và nhiều tiện ích ưu việt. Sản phẩm tiền gửi thanh toán: sản phẩm này có đặc điểm được mở tài khoản miễn phí; Thủ tục mở tài khoản đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện; Thực hiện các giao dịch an toàn, hiệu quả; Thông tin tài khoản được bảo mật tuyệt đối và được hưởng các dịch vụ kèm theo như: thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán, chuyển tiền, chi trả hộ tiền lương, thu hộ tiền hàng, các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư qua các sản phẩm tiết kiệm, Chi nhánh còn tập trung vào việc tăng trưởng số lượng tài khoản cá nhân bằng các hình thức: phát hành thẻ ATM miễn phí, khách hàng vay phải mở tài khoản Tiền gửi thanh toán... Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng về số lượng tài khoản đạt 21%. Ngoài ra, số dư trung bình trên một tài khoản cũng tăng lên đáng kể góp phần gia tăng nguồn vốn huy động. Ở thời điểm cuối năm 2011 số dư trung bình mới chỉ ở mức 1,2 triệu đồng/tài khoản thì đến cuối năm 2012 đạt mức 4,05 triệu đồng/tài khoản. Dịch vụ tài khoản cá nhân của Chi nhánh phát triển khá nhanh. Số lượng tài khoản cá nhân tăng trung bình mỗi năm từ 130% - 150% về số tài khoản và 120% về số dư. Có được kết quả như trên là do nhiều yếu tố tác động như: môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch của Chi nhánh được mở rộng, thanh toán điện tử liên ngân hàng được triển khai có hiệu quả.

Bảng 2.5: Số lượng và số dư trung bình của tài khoản cá nhân

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Số lượng tài khoản cá nhân (TK) 1.124 1.424 1.723

Số dư trung bình (Triệu đồng) 0,9 1,2 4,05

(Nguồn: Phòng Kế toán - VietinBank Cửa Lò)

2.2.2. Tín dụng bán lẻ

Trong hoạt động của các NHTM, tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng bán lẻ trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay càng đóng vai trò quan trọng và ngày càng đặt ra những yêu cầu

khắt khe hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM. Tại VietinBank, tín dụng bán lẻ là mảng hoạt động được chú trọng, tăng cường. Với việc mở rộng không ngừng về mạng lưới và sự nhạy bén trong công tác quản trị của Ban lãnh đạo, thị phần tín dụng bán lẻ của VietinBank có sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong các năm qua. Năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế được dự báo vẫn gặp nhiều khó khăn cùng sự cạnh tranh gay gắt của các định chế tài chính trong và ngoài nước nhưng VietinBank vẫn quyết tâm giữ vững và không ngừng củng cố thị phần, tiếp tục là cánh chim đầu đàn trong hệ thống NHTM Việt Nam cấp vốn cho nền kinh tế.

VietinBank Cửa Lò là một chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn đô thị nằm phía Đông Nghệ An, trung tâm hành chính Nghi Thu và Nghi Hương, diện tích 28 km2, dân số gần 60.000 người, gồm 5 phường và 2 xã. Kinh tế chủ yếu là kinh doanh

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)