Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 58)

Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò 2010 - 2012

Sau hơn 6 năm hoạt động, VietinBank Cửa Lò đã không ngừng phấn đấu, sáng tạo, tìm tòi, bám sát xu thế phát triển, sự biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước từ đó chủ động đề xuất các giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ đáp ứng điều kiện thị trường của địa bàn kinh doanh. Là Chi nhánh mới, đội ngũ cán bộ trẻ lại hoạt động trên địa bàn cạnh tranh khốc liệt, nhưng nhờ bám sát chỉ đạo của Ban lãnh đạo về định hướng hoạt động, ý chí, nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh đã có những bước phát triển vượt bậc, ổn định và tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước cả về quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, cho vay nền kinh tế, lợi nhuận kinh doanh, thu nhập bình quân đầu người… thể hiện qua bảng số liệu 2.2 sau:

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của VietinBank Cửa Lò

TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM

2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1 Tổng tài sản Tỷ đồng 1.297 1.686 2.228

2 Tổng cho vay và đầu tư kinh doanh Tỷ đồng 824 1.072 1.324 Trong đó: Dư nợ cho vay nền kinh tế Tỷ đồng 648 850 1.106

3 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 624 810 1.125

4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 11,1 12,8 17,2

5 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/

người 11,2 12,8 15,4

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2010, 2011, 2012)

Phát huy được lợi thế sẵn có là ngân hàng có thương hiệu tốt và hoạt động trên địa bàn đô thị, trong nhiều năm qua VietinBank Cửa Lò luôn là ngân hàng có tỷ trọng vốn huy động khá cao, chiếm khoảng 10,5% thị phần ngân hàng toàn tỉnh. Trên cơ sở nguồn vốn huy động khá dồi dào, Chi nhánh đã tích cực cho vay phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến, tiêu dùng… trên địa bàn tỉnh và còn tham gia đồng tài trợ các dự án lớn ngoài tỉnh như: Dự án Gang thép Thái Nguyên, Dự án Xi

măng Hệ Dưỡng, Dự án Xi măng Công Thanh… Có thể nói, nguồn vốn đầu tư của Chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Song song với việc mở rộng tín dụng đầu tư Chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng, cũng như áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn quan tâm đến chế độ đãi ngộ cho cán bộ nhân viên để phát huy hết được nội lực của yếu tố con người.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)