Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 135)

Phát triển dịch vụ NHBL là một hướng đi tất yếu của các NHTM. Dịch vụ này đang mang lại nguồn thu ổn định cho các NHTM, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, dịch vụ NHBL cũng mang lại nhiều tiện ích đối với khách hàng và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tăng phương tiện thanh toán đối với nền kinh tế, giảm thiểu được giao dịch tiền mặt, giảm chi phí lưu thông tiền mặt trong tổng thể nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, để các NHTM có thể phát triển các dịch vụ NHBL, bên cạnh sự ủng hộ của môi trường kinh tế xã hội, của khách hàng, còn cần phải có đủ điều kiện về môi trường pháp lý để phát triển các dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Để có đủ môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ NHBL của các NHTM, đòi hỏi phải có sự đầu tư và quan tâm đúng đắn của Chính phủ, các cấp quản lý. Sự giúp đỡ của Chính phủ là rất

quan trọng và có ý nghĩa đối với các ngân hàng, đặc biệt trong việc phát triển dịch vụ NHBL đang rất tiềm năng.

Thứ nhất, Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo. Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về CNTT ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là công tác bảo mật an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuyên truyền thói quen sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Tạo điều kiện cho các NHTM trong nước có nhiều cơ hội tiếp xúc với thị trường tài chính quốc tế. Thông qua việc tham gia các hội thảo tài chính tiền tệ quốc tế và trong khu vực kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính, tiền tệ ngân hàng.

Thứ hai, Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng. Tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch, tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử. Nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ, gắn điều hành lãi suất và tỷ giá theo cơ chế thị trường. Các văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ, hoặc phải sửa đổi kịp thời cho phù hợp tốc độ phát triển chung của công nghệ.

Thứ ba, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, các cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về CNTT, tách chức năng quản lý ra khỏi kinh doanh. Cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ NHBL nói riêng. Hiện nay, sự nghèo nàn của các văn bản pháp quy về dịch vụ NHBL khiến cho các ngân hàng lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ. Bên cạnh đó các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động Ngân hàng do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành, điều này đòi hỏi phải hoàn thiện môi trường pháp lý một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình dịch vụ theo hướng

đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của Ngân hàng và Khách hàng.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)