Chưa triển khai đồng bộ ứng dụng công nghệ phục vụ cho dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 104)

hàng bán lẻ

Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng khi phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đây là một xu hướng tất yếu mà bất kỳ một ngân hàng hiện đại nào cũng phải đáp ứng cho khách hàng. Việc

triển khai các dịch vụ ứng dụng CNTT không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn mang lại lợi ích không nhỏ cho ngân hàng, cũng như phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ về giảm thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ngày càng lớn, yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càng cao và nhất là do sự phát triển như vũ bão của CNTT, dịch vụ ngân hàng không ngừng được cải tiến và dịch vụ ngân hàng hiện đại đã ra đời. Các ngân hàng có thể đưa ra thị trường những dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cung cấp những dịch vụ truyền thống theo phương thức mới có hàm lượng công nghệ cao.

Dịch vụ ngân hàng hiện đại được hiểu bao gồm những dịch vụ ngân hàng truyền thống được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại (Process innovation) và những dịch vụ hoàn toàn mới được cung cấp nhằm đem lại những tiện ích mới cho người sử dụng (Product innovation). Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thị trường dịch vụ ngân hàng hiện đại vẫn còn khá manh mún, chưa mang tính đồng bộ và chưa tạo ra những tiện ích thật sự đối với các đối tượng tiếp cận và sử dụng dịch vụ. - Đối với thị trường thẻ, một lĩnh vực được đánh giá là có bước phát triển vượt bậc thời gian qua nhưng vẫn mang tính rời rạc do có sự khác biệt trong quan điểm giữa các NHTM, các liên minh. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ mới chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào những đối tượng đang làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Hiệu quả tối đa mang lại cho Chi nhánh từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại còn chưa cao. Trên thực tế, việc ứng dụng các công nghệ hiện nay còn nhiều bất cập, mặt bằng trình độ công nghệ của ngân hàng còn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ công nghệ giữa các ngân hàng khá xa dẫn đến hai tình trạng trái ngược nhau: hoặc là chỉ có thể ứng dụng công nghệ ở mức độ thấp do hạn chế về vốn hoặc lại chưa khai thác sử dụng hết tính năng công nghệ hiện đại do một số quy trình, chuẩn mực nghiệp vụ chưa được ban hành đầy đủ. Chính điều này cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng khó kết nối với nhau.

- Vấn đề quản lý rủi ro còn nhiều bất cập. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều là một dấu hiệu khả quan, là thành công của ngân hàng, song

cũng là thách thức không nhỏ khi Chi nhánh chưa có khả năng quản lý rủi ro có hiệu quả, chưa có đủ các biện pháp phòng chống gian lận, bảo mật, an toàn tốt thì có khả năng rủi ro xảy ra cho ngân hàng.

Nguyên nhân hạn chế:

- Nền tảng công nghệ và khả năng đáp ứng công nghệ còn hạn chế. Tuy đã bắt đầu đưa những công nghệ mới vào hoạt động, đã áp dụng những trang thiết bị hiện đại nhưng khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế, hệ thống ứng dụng tự phát mang tính tạm thời nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nền tảng công nghệ tuy đã phát triển nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thấp kém. Tiến hành đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả, nhanh chóng bị lạc hậu sau khi đưa vào hoạt động.

- Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là mặc dù các ngân hàng đều có dịch vụ bán lẻ nhưng mức độ liên kết với nhau chưa chặt chẽ. Mỗi hệ thống ngân hàng phát triển một chiến lược hiện đại hóa khác nhau, ít có sự gắn kết với nhau, ví dụ như hoạt động thanh toán thẻ, séc, máy rút tiền tự động ATM… do đó khi thực hiện các dịch vụ này sẽ gây ra sự lãng phí về cả vốn và thời gian, và điều quan trọng hơn sẽ gây phiền toái cho khách hàng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năng lực về công nghệ còn hạn chế và vai trò của NHNN trong việc quản lý, giám sát và điều tiết hoạt động còn mờ nhạt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, Chương 2 của Luận văn đã trình bày và phân tích về thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại VietinBank Cửa Lò trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đã thấy được những kết quả đạt được và cũng nhận thấy được khá nhiều hạn chế. Những số liệu thống kê cho thấy vai trò và đóng góp của dịch vụ bán lẻ đối với hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng ngày càng tăng và phù hợp với xu thế chung của thị trường cũng như định hướng phát triển dài hạn của Chi nhánh. Và đây sẽ là cơ sở gợi mở ra những giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ của Chi nhánh trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại Chi nhánh để nhằm nâng cao, mở rộng thị phần cũng như để tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt là một trong những vấn đề mang tính cấp thiết. Chương 3 Luận văn sau đây sẽ đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết vấn đề này.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CỬA LÒ TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)