Bài học kinh nghiệm về công tác đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của các khách sạn 4 sao tại Thành phố Hải Phòng.PDF (Trang 89)

5. Kết cấu của luận văn

2.5.4.Bài học kinh nghiệm về công tác đánh giá thực hiện công việc

Công tác đánh giá thực hiện công việc là nội dung đặc biệt đƣợc quan tâm trú trọng tại các khách sạn 4 sao đƣợc khảo sát. Thông qua đánh giá, nhà quản lý nhân lực có thể đạt đƣợc mục tiêu cũng nhƣ hoàn thiện hệ thống quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn nhƣ:

- Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác, từ đó giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm nếu có trong quá trình làm việc.

- Kích thích động viên nhân viên. - Lập các kế hoạch nguồn nhân lực.

- Phát triển nhân viên thông qua việc giúp khách sạn xác định ngƣời lao động nào cần đƣợc đào tạo, đào tạo ở lĩnh vực nào để phát huy tối đa tiềm năng của cá nhân và đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp.

- Công bằng cho việc thăng cấp, khen thƣởng và kỷ luật.

Ngoài ra, các thông tin đánh giá năng lực và kết quả thực hiện công việc của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra lại chất lƣợng của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác nhƣ tuyển chọn, bố trí và sắp xếp nhân lực, đào tạo, đãi ngộ v.v…

Nhìn chung, công tác đánh giá thực hiện công việc của các khách sạn đƣợc khảo sát đều đạt đƣợc hai mục tiêu cơ bản là cải tiến sự thực hiện công việc của nhân viên và giúp cho các nhà quản lý có thể đƣa ra các quyết định đúng đắn trong quản lý nhân sự nhƣ: đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỷ luật…Các khách sạn đều đã xây dựng đƣợc hệ thống tiêu chí đánh giá, thang

Nguyễn Thị Tâm: “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại Tp. Hải Phòng”

đánh giá và mức xếp loại cụ thể, thực hiện nghiêm túc với quy trình chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng, công khai.

Về thời gian đánh giá: theo tháng, quý, năm.

Về thang đánh giá: các khách sạn đƣợc khảo sát sử dụng thang đánh giá theo các mức độ khác nhau. Khách sạn Camela đánh giá theo 5 mức độ: rất tốt/ tốt/ khá/ trung bình/ kém, khách sạn Harbour View lại đánh giá theo 4 mức độ: nổi trội/ rất tốt/ Đạt yêu cầu/ Cần cố gắng hơn nữa chứ không đánh giá mức kém, khách sạn Hữu Nghị cũng đánh giá theo 4 mức độ: tốt/ khá/ trung bình/ kém, Làng quốc tế Hƣớng Dƣơng đánh giá theo 5 mức: Nổi trội/ tốt/ Đạt/ Cần cố gắng/ kém.

Về mức xếp loại, các khách sạn đều xếp loại đánh giá theo thang đánh giá, cụ thể: khách sạn Camela áp dụng 5 mức xếp loại: A, B, C, D, E, khách sạn Harbour View xếp loai theo 4 mức: O, VG, S, NL, khách sạn Hữu Nghị xếp loại theo 4 mức: A, B, C, D, còn Làng quốc tế Hƣớng Dƣơng xếp loại theo 5 mức: A, B, C, D, E.

Về hệ thống tiêu chí đánh giá, mỗi khách sạn xây dựng theo các tiêu chí đánh giá riêng. Khách sạn Camela xây dựng các tiêu chí đánh giá về khối lƣợng và chất lƣợng công việc, kỹ năng giao tiếp, tinh thần thái độ... Khách sạn Harbour View đánh giá dựa trên các tiêu chí: kiến thức nghề nghiệp, chất lƣợng và mức độ công việc, khả năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, tính năng động. Khách sạn Hữu Nghị lại đánh giá dựa trên các tiêu chí: kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần thái độ, khả năng ngoại ngữ, sự hài lòng của khách hàng, tính kỷ luật. Làng quốc tế Hƣớng Dƣơng đánh giá dựa trên 8 tiêu chí lớn là kỹ năng giao tiếp, thái độ làm việc, tƣ cách đạo đức, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc và xung quanh nơi làm việc, kỹ năng nghiệp vụ, tính hiệu quả trong công việc, tính sáng tạo, khả năng ngoại ngữ.

Nhìn chung, mỗi khách sạn có sự lựa chọn các tiêu chí đánh giá khác nhau, nhƣng đều dựa trên cơ sở đề cao các yếu tố: chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ. kỹ năng giao tiếp, tính kỷ luật, tính sáng tạo.

Để cho việc đánh giá đƣợc khách quan, khách sạn Camela và Làng quốc tế Hƣớng Dƣơng tiến hành đánh giá bằng cách phát phiếu cho các nhân viên tự

Nguyễn Thị Tâm: “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại Tp. Hải Phòng”

đánh giá, tự cho điểm dựa trên các tiêu chí đã đƣợc xây dựng. Sau đó thông qua ý kiến đóng ghóp của tập thể, và cuối cùng cấp trên quản lý nhân viên đó sẽ tổng hợp lại và đƣa ra nhận xét đánh giá về nhân viên của mình.

Bên cạnh đó, một trong những nhƣợc điểm của khách sạn Camela và khách sạn Hữu Nghị là đánh giá chỉ nhằm mục đích quản lý ngƣời lao động theo các tiêu chí mà chƣa thực sự có các chế độ đãi ngộ đặc biệt làm đòn bẩy cho quá trình đánh giá. Còn ở khách sạn Harbour View và Làng quốc tế Hƣớng Dƣơng công tác đánh giá thực hiện công việc đã thực sự phát huy đƣợc thế mạnh trong việc kích thích ngƣời lao động trong công việc.

Tóm lại, quá trình đánh giá sự thực hiện công việc là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhà quản lý nhân lực phải có sự xem xét, đánh giá một cách tỉ mỉ và cụ thể về các yếu tố nhƣ: loại hình dịch vụ, chiến lƣợc kinh doanh, đặc điểm nguồn nhân lực…của khách sạn mình. Từ đó, có những kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp khách sạn cũng nhƣ đối với bản thân nhân viên. Các khách sạn 3 đến 4 sao tại Hải Phòng có thể lựa chọn quy trình đánh giá thực hiện công việc dựa trên sự phân tích các yếu tố phù hợp với khách sạn mình, hoặc có thể kết hợp các nội dung của quy trình đánh giá của các khách sạn đƣợc khảo sát ở trên làm bài học kinh nghiệm cho khách sạn mình từ đó nâng cao hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc, hoàn thiện các nội dung trong quá trình quản trị nguồn nhân lực của khách sạn mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của các khách sạn 4 sao tại Thành phố Hải Phòng.PDF (Trang 89)