0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Về công tác phân tích và thiết kế công việc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.PDF (Trang 99 -99 )

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Về công tác phân tích và thiết kế công việc

Khảo sát các khách sạn cho thấy, 2/4 khách sạn đƣợc khảo sát đã làm tốt công tác phân tích và thiết kế công việc. Khách sạn Camela và khách sạn Hữu Nghị là hai khách sạn nội dung phân tích và thiết kế công việc mới dừng lại ở quy định chức năng, nhiệm vụ của một số vị trí công việc nhƣ: lễ tân, bàn, buồng…Nhƣ vậy, có thể nhận thấy các khách sạn này chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của phân tích và thiết kế công việc trong hoạt động quản trị nhân lực. Phân tích và thiết kế công việc đƣợc coi là công cụ quản trị nhân lực cơ bản nhất vì từ đó khách sạn có cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực, tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá hoàn thành công việc, thù lao và phúc lợi…

Phân tích và thiết kế công việc là một bƣớc không thể thiếu trong hoạt động quản trị nhân lực. Đặc biệt, một trong những đặc điểm và tính chất công việc của ngành kinh doanh khách sạn là tính chuyên môn hóa cao dẫn đến khó thay thế lao động. Do đó việc xác định chính xác những công việc phải thực hiện cũng nhƣ phạm vi trách nhiệm giúp cho nhà quản trị nhân lực của khách sạn phát huy đƣợc tốt các hoạt động quản trị của mình.

Phân tích công việc trong kinh doanh khách sạn thƣờng đƣợc hệ thống hóa và trình bày dƣới dạng “bản mô tả công việc”. Tuy nhiên, trƣớc khi lập “bản mô tả công việc” nhà quản lý phải xác định bản mô tả công việc là kết quả của quá trình thiết kế công việc. Khi bắt tay vào thiết kế bất kỳ công việc cho vị trí nào nhà quản trị nhân lực cần kết hợp mong đợi của tất cả những ngƣời có liên quan.

Nguyễn Thị Tâm: “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại Tp. Hải Phòng”

Biểu đồ 3.1: Các khía cạnh của thiết kế công việc

Thứ nhất, thiết kế công việc đƣợc xem là quá trình mà ngƣời chủ bắt tay vào tối đa hóa sản lƣợng của lực lƣợng lao động hay đây chính là khía cạnh đáp ứng sự thỏa mãn mong đợi của ngƣời sử dụng lao động.

Thứ hai, nếu muốn thiết kế công việc hiệu quả, các công việc đƣợc thiết kế phải thỏa mãn lợi ích của bản thân ngƣời lao động.

Thứ ba, thiết kế công việc phải dẫn đến hiệu quả là đáp ứng sự hài lòng khách hàng của khách sạn.

Thứ tƣ, hầu hết mọi đối tƣợng lao động đều làm việc trong một tập thể, vì vậy mong đợi của đồng nghiệp cũng phải đƣợc tính đến.

Thứ năm, công việc đƣợc thiết kế phải đáp ứng kỳ vọng của xã hội nhƣ: sức khỏe, an toàn lao động, ô nhiễm...

Mong đợi của xã hội Mong đợi của đồng nghiệp Mong đợi của ngƣời lao động Mong đợi của khách hàng Mong đợi của ngƣời SD LĐ

Nguyễn Thị Tâm: “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại Tp. Hải Phòng”

Mặt khác, nội dung bản mô tả công việc nhằm tuyên bố rõ ràng về phạm vi, mục đích, phận sự và trách nhiệm có liên quan đến một công việc cụ thể. Mục đích chính của bản mô tả công việc là:

- Để ngƣời lao động hiểu công việc của họ và tiêu chuẩn làm việc.

- Làm sáng tỏ phận sự, trách nhiệm và quyền lực để thiết kế cơ cấu tổ chức của khách sạn.

- Giúp đánh giá hiệu suất công việc của ngƣời lao động. - Giúp tuyển dụng và sắp xếp công việc cho nhân viên. - Giúp giới thiệu nhân viên mới làm quen với công việc. - Đánh giá công việc để quản lý tiền lƣơng và cấp bậc. - Cung cấp thông tin cho đào tạo và phát triển quản lý. Phát triển tổ chức (cơ cấu, phận sự,

trách nhiệm, quyền lực)

Tuyển dụng

Đánh giá và xếp loại công việc

Thiết kế công việc & Mô tả công việc

Giới thiệu để làm quen với công việc mới Phát triển quản lý, đề bạt,

thuyên chuyển

Đào tạo Kỷ luật Tiêu chuẩn và đánh giá hiệu suất làm việc

Sơ đồ 3.1: Mô tả công việc là trọng tâm của quản lý nhân lực

Tóm lại, thiết kế công việc là hoạt động vô cùng quan trọng trong một tổ chức. Các khách sạn đƣợc khảo sát có bản thiết kế công việc nhƣ: Khách sạn Harbour View và làng Quốc tế Hƣớng Dƣơng nên xem xét cân đối lại bản mô tả công việc để đáp ứng nguyện vọng của các bên tham gia. Mặt khác, cũng thƣờng xuyên có sự điều chỉnh bản mô tả công việc sao cho phù hợp với từng thời kỳ và với mỗi giai đoạn kinh doanh, bởi vì thực tế hai khách sạn này đã xây dựng bản mô tả công việc khá đầy đủ cho các vị trí, nhƣng các bản mô tả công việc này

Nguyễn Thị Tâm: “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại Tp. Hải Phòng”

đều đã đƣợc xây dựng khá lâu và từ khi xây dựng cũng chƣa có đợt xem xét hoặc chính sửa về tính hợp lý của bản mô tả công việc đang sử dụng.

Còn tại khách sạn Camela và khách sạn Hữu Nghị, nhà quản lý nhân lực nên cân nhắc xây dựng bản mô tả công việc cho các vị trí hoạt động trong khách sạn theo các khía cạnh phân tích trên. Điều này thực sự cần thiết và hữu ích đối với quá trình quản lý nhân lực cũng nhƣ mang lại cho khách sạn hiệu quả tốt hơn trong công tác quản trị nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.PDF (Trang 99 -99 )

×