0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.PDF (Trang 33 -33 )

5. Kết cấu của luận văn

1.3.6. Đánh giá thực hiện công việc

Mục đích của việc đánh giá nhân lực là nhằm đƣa ra những nhận định về mức độ hoàn thành công việc của họ trong từng thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Thông qua đánh giá từng cá nhân có thể đánh giá mức độ nỗ lực của họ đối với công việc đƣợc giao.

Đánh giá nhân lực là cơ sở để giám đốc khách sạn đƣa ra quyết định khen thƣỏng hoặc kỷ luật, đề bạt hay thuyên chuyển…đối với nhân viên đó. Do đó, yêu cầu của việc đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên là phải khách quan, công bằng và chính xác.

Các phƣơng pháp để đánh giá nhân viên:

- Phương pháp đánh giá nhân viên bằng cách cho điểm

Đây là phƣơng pháp căn cứ vào các tiêu thức đã lựa chọn nhƣ: kỹ năng nghề nghiệp, tính chính xác, tinh thần hợp tác, sáng kiến cải tiến, mức độ tin cậy…theo thang điểm quy định, do cấp trên trực tiếp của nhân viên (trƣởng bộ phận) thực hiện ghi chép vào “mẫu phiếu đánh giá nhân viên” đã đƣợc in sẵn kèm theo là những lời nhận xét của trƣởng bộ phận đó về nhân viên của mình. Tuy nhiên, phƣơng pháp này thƣờng bị phê phán là mang tính chủ quan, tuỳ tiện của nhà quản trị và không chính xác. Để khắc phục hạn chế trên, ngƣời ta cho phép nhân viên tự đánh giá về bản thân của mình thông qua mẫu in sẵn nói trên. Sau đó thông qua ý kiến đóng góp của tập thể, nơi nhân viên đó làm việc, cấp

Nguyễn Thị Tâm: “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại Tp. Hải Phòng”

trên quản lý nhân viên đó sẽ tổng hợp lại và đƣa ra nhận xét đánh giá về nhân viên của mình.

- Phương pháp đánh giá nhân viên dựa vào “phiếu góp ý của khách hàng”

Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh khách sạn là cung cấp những dịch vụ có chất lƣợng cho khách hàng và phải đƣợc khách hàng chấp nhận, nên những ý kiến “khen” hay “chê” của khách hàng là căn cứ quan trọng để đánh giá nhân viên. Tuy nhiên, do khách hàng thì rất đa dang về lứa tuổi, trình độ nghề nghiệp, dân tộc…nên sự đánh giá của họ có thể là không giống nhau. Điều này làm cho các nhà quản trị khó đƣa ra đánh giá về nhân viên của mình trƣớc những phiếu góp ý của khách hàng có nhận xét trái ngƣợc nhau.

Ngoài ra ngƣời ta còn áp dụng theo phƣơng pháp đánh giá theo mục tiêu để đánh giá nhân viên mà công việc của họ có thể lƣợng hoá theo mục tiêu và áp dụng tổng hợp các phƣơng pháp nói trên.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.PDF (Trang 33 -33 )

×