Trình Sở KHĐT, UBND Thành phố phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật của các dự án, chương trình

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 176)

M ột số hoạt động nhằm thực hiện nội dung

5 Trình Sở KHĐT, UBND Thành phố phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật của các dự án, chương trình

của các dự án, chương trình

3/2010 6/2010 6 Tuyển chọn tư vấn thiết kế chi tiết, tổng dự toán 6/2010 9/2010 6 Tuyển chọn tư vấn thiết kế chi tiết, tổng dự toán 6/2010 9/2010 7 Phê duyệt thiết kế chi tiết và tổng dự toán các dự án, chương trình đã có

quyết định đầu tư

12/2010 3/2011 8 Tuyển chọn tư vấn đầu thầu; tiến hành đấu thầu, thương thảo và ký hợp 8 Tuyển chọn tư vấn đầu thầu; tiến hành đấu thầu, thương thảo và ký hợp

đồng triển khai

3/2011 9/2011 9 Triển khai các dự án, chương trình 1/2012 2012 9 Triển khai các dự án, chương trình 1/2012 2012

6-177 10 Bổ sung kế hoạch hàng năm Hàng 10 Bổ sung kế hoạch hàng năm Hàng năm Hàng năm -Chương 7 KT LUN VÀ KIN NGH 7.1 KẾT LUẬN

Sau hơn 3 năm thực hiện đề tài nghiên cứu “Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020“, các kết luận sau được rút ra:

- Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, là đầu mối giao lưu quốc tế, một trung tâm công nghiệp, dịch vụđa lĩnh vực, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. - Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2095,01 km2, dân số 6.650.942 người (2007), hơn

1.700 nhà máy lớn và gần 7.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nằm trong và ngoài 11 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao.

- Mỗi ngày các nhà máy/cơ sở sản xuất thải ra khoảng 1.900-2.000 tấn chất thải rắn công nghiệp và khoảng 250-400 tấn chất thải nguy hại (phần lớn là bùn thuộc da, bùn cặn sơn và một phần là chất thải lỏng). Bên cạnh đó, lượng chất thải nguy hại từ các tỉnh lân cận chuyên chở về thành phố khoảng 150-200 tấn/ngày.

- Thành phần chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại rất đa dạng và phức tạp với đủ các thành phần (1) ăn mòn, (2) cháy nổ, (3) hoạt tính và (4) độc hại, trong đó thành phần (1) (2) và (4) chiếm phần lớn.

- Thành phố có 21 công ty tham gia công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nguy hại, với tổng số xe vận chuyển là 68 xe (tổng tải trọng 206 tấn), trong đó chỉ có 5-6 công ty có trang bị các thiết bị xử lý. Lĩnh vực này đã được xã hội hóa 100%. - Thành phố có khoảng 740 cơ sở thu mua và tái chế (thô) phế liệu, tạo công việc cho

khoảng 18.000 lao động.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước toàn bộ hệ thống trên với số cán bộ chuyên trách là 22 người.

- Hơn 600 sổđăng kí Chủ nguồn thải, Chủ vận chuyển và Chủ xử lý đã được cấp trong năm 2007-2008, so với 40 sổđược cấp từ 1999-2005.

- Các dự báo cho biết khối lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại tăng 10-12% năm theo tốc độ tăng trưởng công nghiệp/kinh tế và thành phần ngày càng phức tạp.

- Các nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại tập trung ở khu vực phía Tây của thành phố và các nhà máy xử lý có công suất lớn tập trung ở khu công nghiệp Lê Minh Xuân, cách trung tâm thành phố khoảng 20km.

- Thành phố chưa có qui hoạch chuyên ngành trong lĩnh vực này.

- Các văn bản pháp luật còn thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ và ưu đãi đầu tư.

- Qui hoạch đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và đầu tư.

- Qui hoạch tổng thể bao gồm qui hoạch hệ thống kỹ thuật (phân loại và tồn trữ, vận chuyển, tái chế và tái sử dụng, xử lý và chôn lấp an toàn) và qui hoạch hệ thống quản lý Nhà nước.

6-178

- Qui hoạch hệ thống kỹ thuật nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý và chôn lấp 100% khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh bằng các thiết bịđạt tiêu chuẩn môi trường, kỹ thuật và kinh tế, bằng công nghệ (đốt, hóa rắn, chưng cất) ngày càng hiện đại phù hợp điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh.

- Phương án xây dựng các khu liên hợp tái chế và xử lý (tập trung) được lựa chọn. Hai (2) khu liên hợp tái chế, xử lý và chôn lấp an toàn đã được qui hoạch là (1) Tây Bắc Củ Chi, cách trung tâm thành phố khoảng 48 km, và (2) Thủ Thừa (Long An), cách thành phố khoảng 60km.

- Hệ thống quản lý Nhà nước được cấu trúc lại với hai nhiệm vụ chính (1) quản lý chính sách và (2) quản lý điều hành với 7 chương trình và kế hoạch hành động.

- Các chương trình và kế hoạch hành động đã được xây dựng để hoàn thành mục tiêu do qui hoạch xác định, bao gồm (1) chương trình tuyên truyền và tập huấn, (2) chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt, (3) chương trình phân loại chất thải tại nguồn, (4) chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải, (5) chương trình sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, (6) chương trình quản lý các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs – Persistant Organic Pollutants), (7) chương trình trao đổi chất thải, (8) chương trình giảm thiều chất thải (sản xuất sạch và sạch hơn), và (9) chương trình hợp tác quốc tế. Các chương trình (1), (3), (4), (6), (9) đang được thực hiện, chương trình (2) đang xây dựng để thực hiện trong năm 2009. - Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải sẽ làm “thay đổi cơ

bản” hệ thống quản lý Nhà nước, đặc biệt là nhân lực.

- Sở Tài nguyên & Môi trường sẽ là cơ quan đầu mối thực hiện qui hoạch này.

7.2 KIẾN NGHỊ

Các vấn đề sau được kiến nghị thực hiện:

- Lý thuyết và kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước cho thấy, muốn quản lý tổng hợp (Integrated Management) đô thị theo hướng phát triển bền vững (Sustainable Development) hay tăng trưởng xanh (Green Growth), cần phải có chiến lược, qui hoạch, chương trình và kế hoạch thực hiện hợp lý và đúng đắn. Và để thực hiện tốt chiến lược, qui hoạch, chương trình và kế hoạch hành động cần có Ban chỉđạo thực hiện. Vì vậy Ban chỉđạo phải được thành lập ngay với trách nhiệm cao nhất là sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý cao nhất của thành phố về môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng.

- Việc thực hiện chiến lược và qui hoạch sẽ kéo dài trong nhiều năm (15-30 năm). Vì vậy, cần xây dựng ngay từđầu đội ngũ cán bộđủ năng lực thực hiện chiến lược và qui hoạch.

- Xác định nguồn tài chính thực hiện, đây là một trong các vấn đề mang tính quyết định đến việc thực hiện thành công chiến lược và qui hoạch.

- Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Với điều kiện kỹ thuật-công nghệ, kinh tế-xã hội hiện nay, đây là giải pháp duy nhất đểđạt được hiệu quả quản lý thống nhất đô thị.

6-179

Brunner C. R., 1994. Hazardous waste incineration. Second edition. McGraw-Hill International Edition. Industrial plant engineering series.

Công Báo, 2005, 2006, 2007. Các văn bản pháp luật liên quan.

CP, 92/2006/NĐ-CP., 2006. Nghị định về lập, phê duyệt và quản lý qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 07-09-2006.

Chính Phủ 2005, 2006, 2007, 2008. Các quyết định phê duyệt qui hoạch.

Nhiều Tác Giả, 2005, 2006, 2007, 2008. Báo cáo khoa học chuyên đề.

MOC., 2007. Qui hoạch vùng về khu xử lý chất thải rắn cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Báo cáo nghiên cứu.

LaGrega M. D., Buckingham P. L., J. C. Evans, 2001. Hazardous waste managemnt. McGraw-Hill International Edition.

Tchobanoglous G., Theisen H. & S. A. Vigil, 1993. Integrated solid waste management. Engineering principals and management issue. McGraw-Hill International Edition.

TTCP, 23/2005/CT-TTG., 2005. Chỉ thị về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp. 21-06-2005.

TTCP, 207/2005/QĐ-TTg., 2005. Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020). 18-08- 2005

TTCP, 1440/2008/ QĐ-TTg., 2008. Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm B8ac1 Bộ, Miền Trung và phía Nam đến năm 2020. 06-10-2008.

TTCP, 199/1993/CT-TTg., 1993. Chỉ thị về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. 03-04-1993.

TTCP, 146/2004/QĐ-TTg., 2004. Quyết định về việc phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 13-8-2004.

TTCP, 589/2008/ QĐ-TTg., 2008. Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

TTCP, 1570/2006/QĐ-TTg., 2006. Quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. 27-11-2006.

TTCP, 188/2004/QĐ-TTg., 2004. Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020. 01- 11-2004.

USEPA, 1999. Code of federal regulation. Protection environment. 40 part 266 to 299.

Viện Qui Hoạch Xây Dựng TP. HCM., 2007. Nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)