Điện
Hệ thống điện của thành phố được cung cấp từ nguồn điện Miền Nam qua 3 trạm Hóc Môn, Sài Gòn, Phú Lâm. Hệ thống lưới điện phân phối có 12 trạm ngắt cấp điện áp 15 KV, hầu hết phân bổở nội thành.
Lưới phân phối bao gồm:
+ Lưới điện trung thế với hai cấp điện áp 15KV và 6,6KV. Nhiều tuyến trung thế dây có tiết diện quá nhỏ, mức mang tải lại quá lớn.
+ Lưới hạ thế có các cấp điện áp 220/380V (lưới 3 pha) và 220V (lưới 1 pha) vận hành theo sơđồ hình tia, tổng chiều dài là 4.651km (chưa kể phần mạng lưới do khách hàng đang quản lý). Phần lớn sử dụng dây trần không được chuẩn hóa gây tổn thất kỹ thuật
2-48
và phi kỹ thuật cao. Đây là khu vực có tổn thất điện năng lớn nhất so với toàn hệ thống, đặc biệt ở ngoại thành và các ngõ hẻm trong nội thành.
Điện nhận lưới thành phố năm 2005 là 10.621 triệu KWh, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 10,1%/năm. So với các giai đoạn trước, có thấp hơn: tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1991-1995 là 16%/năm, 1996-2000 là 10,4%/năm. Mức sử dụng điện bình quân đầu người toàn thành phố năm 2005 là 1.579 Kwh/năm, có sự chênh lệch rất đáng kể giữa các quận trung tâm và ngọai thành. Trong đó quận 1 và 3 có mức tiêu thụ cao nhất, bình quân 3.445 KWh/người/năm; Cần Giờ có mức tiêu thụ điện thấp nhất, với 384KWh/người/năm. Riêng điện sinh hoạt bình quân đầu người chung toàn TP là 595 KWh/người/năm. Trong đó quận 1 và 3 có mức tiêu thụ điện sinh hoạt cao nhất 1.383 KWh/người/năm, Cần Giờ có mức tiêu thụđiện sinh hoạt thấp nhất là 226 KWh/người/năm.
Cơ cấu tiêu thụ điện giữa các ngành cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng không lớn và xu hướng giảm dần tỉ trọng điện sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, có xu hướng ngày càng tăng dần điện phục vụ sinh hoạt và dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế.
Nhiên Liệu
Toàn bộ nhiên liệu tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh được phân phối qua hệ thống các trạm xăng dầu và vận chuyển bằng các loại xe bồn chuyên dụng. Cho đến nay, thành phố vẫn chưa có đường ống dẫn khí đốt.