- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát
2. Chất thải côngnghiệp Chất thải rắn không nguy h ạ
4.2.3 Qui Hoạch Các Khu Vực Tái Chế
Cho đến nay, các cơ sở tái chế phân bố chủ yếu tại các quận 5, 6, 11 với số lượng nhân công đến hàng ngàn người. Do đó sẽ tiếp tục duy trì các cơ sở này đến hết năm 2015 có hỗ trợ thiết bị sản xuất và xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiểm. Theo qui hoạch chung của quản lý chất thải, thành phố sẽ có ba (03) khu liên hợp xử lý chất thải: (1) Tây Bắc (Củ Chi), (2) Đa Phước (Bình Chánh), và (3) Thủ Thừa (Long An), các cơ sở tái chế sẽ phải di dời về 3 khu liên hợp này một cách tự nguyện hoặc do yếu tố cạnh trạnh (công nghệ và chếđộưu đãi). Thành phố sẽ xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ công tác di dời này. Kinh nghiệm của chương trình di dời các cơ sở ô nhiễm sẽ giúp cho chương trình này tốt hơn, nhanh hơn và có hiệu quả hơn.
Chương trình và kế hoạch thực hiện
2009-2010 Duy trì các cơ sở tái chếđã có và hỗ trợ thiết bị tái chế và xử lý môi trường. Xây dựng các qui định (mở) về kỹ thuật của các thiết bị tái chế và các chính sách khuyến khích hoạt động tái sử dụng và tái chế.
Qui hoạch các khu liên hợp tái chế chất thải;
2011-2015 Áp dụng công nghệ môi trường hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất và từng bước giải quyết ô nhiễm từ các cơ sở tái chế.
Xây dựng các nhà máy tái chế trong các khu liên hợp có đủ khả năng cạnh tranh (sản phẩm và môi trường) với các cơ sở bên ngoài.
Di dời toàn bộ các cơ sở tái chế vào các khu liên hợp.
2016-2020 Hoàn thiện hệ thống tái chế.
Để hỗ trợ cho chương trình này, Ban Quản lý các Khu liên hợp Xử lý chất thải thành phố (MBS) đã được giao nhiệm vụ đền bù, giải tỏa và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu liên hợp nói trên. Kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho mỗi khu liên hợp khoảng 1.000-1.200 tỉđồng. Ngoài ra, sở Tài nguyên & Môi trường đã thành lập Quĩ tái chế (REFU) vào năm 2006 và đang chuẩn bị hồ sơ để thành lập Hiệp hội Tái chế thành phố Hồ Chí Minh, nhằm mục đích đẩy mạnh các hoạt động tái chế theo xu hướng phát triển bền vững. Các công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc, công ty TNHH Môi trường Xanh, công ty TNHH Toàn Thắng Lợi, công ty TNHH Hồng Trân, công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn, … đang chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng nhà máy tái chế tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi.