- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát
3. Bộ phận truyền thông có nhiệm vụ sau:
5.3.3 XâyDựng Các Chính Sách Ưu Đãi Cho Cá Nhân Và Tổ Chức Tham Gia Đầu Tư
Và Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp Và Chất Thải Nguy Hại
Chính sách ưu đãi cho cá nhân và tổ chức tham gia đầu tư và quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực và quy định của pháp luật. Do đó, trong phần này chỉ nêu định hướng các chính sách hỗ trợ cho cá nhân và tổ chức đầu tư vào xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Các chính sách này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo rộng rãi trước khi ban hành, nhằm khuyến khích được các thành phần tham gia đầu tư quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, đồng thời không vi phạm những quy định khác của nhà nước. Các chính sách này cũng phải khả thi, triển khai không quá phức tạp làm nản lòng người đầu tư. Muốn đề ra
6-133
chính sách phù hợp chúng ta cần xét xem những vấn đề nào liên quan đến đầu tư và quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.
Các vấn đề có thể gặp khi đầu tư vào quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại bao gồm: - Đảm bảo của pháp luật - Vốn đầu tư - Cơ sở vật chất - Các loại phí Vấn đềđảm bảo của pháp luật
Một ai đó khi đầu tư dù với mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, đều cần một hành lang pháp lý rõ ràng về lĩnh vực dựđịnh đầu tư. Hành lang pháp lý này có thể sẽ bao gồm những văn bản pháp lý như: Chỉ thị của Ủy ban Nhân dân Thành phố về xã hội hóa quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại; Các quy định về phí và lệ phí trong quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại; Các quy trình và thủ tục đấu thầu, hợp đồng quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại; Xử lý vi phạm. Nội dung và trình tự ban hành các văn bản này sẽ được Phòng quản lý chất thải rắn, và Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện sau khi Quy hoạch tổng thể này được phê duyệt.
6-134
Đây là vấn đề quan trọng và nan giải nhất, vì nó liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều văn bản pháp luật hiện hành. Trừ trường hợp cá nhân hay tổ chức đầu tư từ vốn tự có, hay 100% vốn nước ngoài, thì chủ đầu tư chỉ cần vượt qua thủ tục đăng ký và xây dựng. Nhưng nếu là vốn vay Ngân hàng hay từ quỹđầu tư phát triển, thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh, từđịnh giá tài sản, thế chấp, lãi suất, và v.v... Chúng ta đã có kinh nghiệm từ Quỹ giảm thiểu ô nhiễm của Thành phố, đây là một ý tưởng tiến bộ, nhưng thực tế khi triển khai đã gặp không ít rắc rối. Những vấn đề liên quan đến tài chính và ngân hàng đã có nhiều quy định rất chặt chẽ, Thành phố dù muốn cũng khó can thiệp. Trong vấn đề này, chúng ta có thể xem xét đất xây dựng như là một nguồn đầu tư, và có thể có những ưu đãi phù hợp cho nhà đầu tư vào lĩnh vực BVMT nói chung, và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nói riêng. Hiện nay, phần lớn các đơn vị tư nhân tham gia quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đều có mặt bằng riêng, nhưng chưa hẳn đã phù hợp với quy hoạch, môi trường, và qui mô hoạt động của mình. Do vậy, cần phải có những ưu đãi nhất định cho những cá nhân và tổ chức tham gia quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại về thuế sử dụng đất.
Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất ở đây bao gồm như trang thiết bị thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, đến cơ sở hạ tầng cấp thoát nước, giao thông, điện, viễn thông, v.v... Đối với những cá nhân đầu tư vào việc xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, Thành phố cần có chính sách, chẳng hạn như miễn thuế nhập khẩu các loại thiết bị xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, ưu tiên đầu tư hay quy hoạch khu vực xử
6-135
lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại có đủ điều kiện về cấp thoát nước, điện và giao thông.
Về các loại phí
Khi tham gia và quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, chủđầu tư cần minh bạch: họ xử lý cái gì, chi phí xử lý được quy định là bao nhiêu, ai chi trả và chi trả như thế nào, v.v... Có thể có hai trường hợp” (1) các chủ nguồn thải chi trả phí thải chất thải cho Thành phố, sau đó Thành phố sẽ chi trả lại cho các chủ thu gom, vận chuyển và xử lý theo số lượng, thành phần mà các chủ này đã thực hiện, hoặc (2) các chủ nguồn thải chi trả trực tiếp cho chủ xử lý (kiêm luôn cả thu gom và vận chuyển). Nếu theo Phương án (2) thì nhà nước khó quản lý được các hoạt động thu gom và xử lý của cả chủ nguồn thải và chủ thu gom xử lý, nhưng lại giảm bớt bộ máy quản lý. Phương án (1) cần được nghiên cứu kỹ thêm, nhưng có vẻ là hợp lý hơn. Căn cứ vào số lượng mà chủ nguồn thải đăng ký với cơ quan chức năng, chủ nguồn thải phải chi trả định kỳ một chi phí cố định(dù có hay không xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của mình). Khi đó buộc chủ nguồn thải phải có kế hoạch xử lý chất thải của mình, và để giảm chi phí họ phải áp dụng nhiều biện pháp như giảm chất thải tại nguồn, tái sinh hay tái sử dụng chất thải. Đối với chủ thu gom xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, phải có đầy đủ chứng từ chứng minh số lượng và thành phần chất thải mình đã giải quyết, từ đó ngân sách Thành phố sẽ chi trả cho họ. Biện pháp này để nhà nước quản lý chất lượng xử lý, cũng như giảm khả năng tiêu cực trong hệ thống, đồng thời có thể áp dụng những chính sách như hỗ trợ một phần chi phí xử lý cho chủ nguồn thải, hay chủ xử lý, hay đối với những chất thải đặc biệt.
6-136
Chương 6
CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, KINH PHÍ & TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ, các chương trình sau được đề xuất thực hiện: