- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát
6-9712 Qu ậ n 10 3 3
13 Quận 11 2 2 1 14 Quận 12 4 2 2 1 15 Quận Tân Bình 2 2 1 16 Quận Tân Phú 2 2 1 17 Q. Phú Nhuận 3 3 2 18 Quận Gò Vấp 5 4 1 1 19 Q. Bình Thạnh 4 4 2 20 Quận ThủĐức 4 4 1 21 H. Bình Chánh 5 5 2 22 Quận Bình Tân 7 7 4 23 H. Hóc Môn 3 3 1 24 Huyện Nhà Bè 3 3 2 25 Huyện Củ Chi 4 4 0 26 Huyện cần Giờ 2 2 1 Tổng cộng 106 1 12 66 9 55
Với tỷ lệ nhân sự quản lý chất thải rắn đô thị bằng 1/6 nhân sự tổ môi trường tại cấp quận huyện, so sánh với số lượng nhân sự trong Bảng 2.9 thì số lượng nhân sự cho quản lý chất thải rắn đô thị tại cấp quận huyện chưa đến 01 người/quận huyện. Điều này cho thấy, nhân sự để làm công tác quản lý chất thải tại thành phố thật sự rất ít và có nhiều chỉ tập trung ở cấp thành phố.
Như vậy, việc phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý của hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại có nghĩa là phân tích, đánh giá ở cấp quản lý thành phố. Vì ởđây, vai trò quản lý của cấp quận huyện hay phường xã rất ít và có thể xem như là không có.
Ví dụ sau đây có thể chứng minh sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản lý, nếu tiếp tục quản lý theo phương thức cũ.
Hiện nay (12/2008), thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện việc đăng kí Chủ nguồn thải, Chủ vận chuyển, Chủ xử lý và áp dụng chứng từ “giấy” trong công tác quản lý chất thải nguy hại (manifest) theo Luật Bảo vệ Môi trường (2005), Thông tư 12 và Quyết định 23.
Với 9.000 nhà máy lớn và cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, 26 công ty vận chuyển và xử lý, nếu mỗi cán bộ có thể hoàn thành 01 hồ sơ cấp giấy phép/ngày, bao gồm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, phản hồi, kiểm tra thực tế tại cơ sở, …, thành phố cần 9.000 ngày công, tương đương với 37 năm làm việc của 1 cán bộ, hoặc toàn bộ 22 cán bộ của phòng Quản lý Chất thải rắn làm việc trong 1,7 năm (409 ngày làm việc), hoặc 112 ngày (0,5 năm) làm việc của tất cả các cán bộ quản lý môi trường toàn thành phố.
Trong khi đó, sau khi cấp sổĐăng kí và chứng từ quản lý chất thải (10 biên và 6 liên/biên), các số liệu thống kê thực tế cho thấy, mỗi nhà máy lớn sử dụng hết 4 cuốn/tháng (1 cuốn/tuần) và các cơ sở vừa và nhỏ sử dụng hết 1 cuốn/tháng. Như vậy, mỗi tháng thành phố Hồ Chí Minh sử dụng hết 15.000 cuốn chứng từ (2.000 nhà máy x 4 cuốn + 7.000 cơ sở x 1 cuốn) với
6-98
150.000 biên (15.000 cuốn x 10 biên) và 900.000 liên (150.000 biên x 6 liên). Nếu 1 cán bộ nhập 200 liên/ngày, mỗi tháng cần 4.500 cán bộ.
Hơn nữa, thành phốđang có 21 công ty hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại với hơn 120 xe có tải trọng từ 2 tấn đến 14 tấn và số lần quay vòng từ 1-2 lần/ngày.
Đó là chưa kể thành phố còn có gần 120 xe hút bùn hầm cầu, 700 xe vận chuyển chất thải rắn đô thị với tải trọng từ 2 tấn đến 14 tấn cần phải được quản lý để tránh hiện tượng đổ các loại chất thải vào môi trường (hệ thống kênh rạch, các khu vực đất trống, …. Ngoài ra còn phải so sánh số liệu và lập bảng thống kê hàng năm.
Với cách tính “thô” nói trên và với hiện trạng hệ thống hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh không thể quản lý chất thải nguy hại, nếu không áp dụng công nghệ thông tin.
Năm 2006, nhằm hỗ trợ cho hệ thống quản lý chất thải, sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Quĩ tái chế và cuối năm 2008 đang hoàn thiện hồ sơ để thành lập Hiệp hội tái chế thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động của Quĩ tái chế đang ở giai đoạn đầu và sẽ có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn tiếp theo.
Cơ Sở Pháp Lý
Như các công tác quản lý đô thị khác, công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố phải được thực hiện theo các văn bản pháp luật về luật, qui chế, qui định, tiêu chuẩn, …, chiến lược, qui hoạch, chương trình và kế hoạch hành động.
Chiến lược
- Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2000-2015, tầm nhìn 2020; - Chiến lược quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến 2015, tầm nhìn 2020;
- Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến 2020 (ban hành theo Quyết định số 152/1999/QĐ/TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ).
Qui định
- Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2006 thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1992.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một sốđiều của 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật bảo vệ môi trường.
6-99
- Thông tư số 13/2007TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26//12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26//12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục CTNH.
- Quyết định số 85/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định về tuyến và thời gian vận chuyển CTNH trên địa bàn thành phố. - Và các văn bản khác có liên quan.
Tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6705-2000 về chất thải rắn không nguy hại - Phân loại; - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706-2000 về Chất thải nguy hại - Phân loại;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7629 : 2007 về Ngưỡng chất thải nguy hại.