M ột số hoạt động nhằm thực hiện nội dung
4. Chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt
6.5.2 Nguồn Kinh Phí
Khi tiến hành triển khai quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, Thành phố sẽ cần phải sử dụng kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn kinh phí này có thể là ngân sách thành phố, từ khối tư nhân, hay từ đầu tư nước ngoài, hay từ các khoản vay của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, JBIC, EU, v.v... Từng loại nguồn vốn sẽ được xem xét, đánh giá những điểm lợi và hại, khả năng sẵn có của các nguồn vốn này cho việc triển khai quy hoạch này.
Nguồn Vốn Từ Ngân Sách Nhà Nước
Hàng năm Thành phố sẽ dành một khoản nhất định đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch hàng năm, các chương trình ngắn, trung và dài hạn trình Ủy ban Nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt. Thành phố sẽ dành một khoản ngân sách khoảng 1% tổng thu nhập cho công tác bảo vệ môi trường, ước tính khoảng 750 tỷđồng. Trong đó khoảng 300 tỷ dành cho hệ thống quản lý rác sinh hoạt, còn lại khoảng 450 tỷ cho các hoạt động bảo vệ môi trường khác, trong đó có quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Như vậy nguồn kinh phí từ ngân sách Thành phốđã sẵn sàng. Điều quan trọng là cần có những dự án, chương trình hợp lý để sử dụng nguồn ngân sách này. Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy ngân sách hàng năm được bố trí, nhưng trong thực tế giải ngân được rất ít. Lý do là không có dự án tốt, hoặc không giải trình được theo yêu cầu của các cơ quan chức năng như kế hoạch và tài chính. Do đó, điều quan trọng khi sử dụng vốn ngân sách là phải lập những dự án tốt, giải trình rõ ràng khi trình các cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt. Việc quản lý nguồn ngân sách này cũng đang gặp không ít khó khăn. Theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình, thì chủ đầu tư (ởđây là Sở Tài nguyên và Môi trường) có thể thuê tư vấn quản lý đầu tư hoặc chủ đầu tư trực tiếp quản lý công trình, khi đó chủ đầu tư phải thành lập Ban quản lý công trình, với những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể.
Nghịđịnh 16/2005/NĐ-CP quy định cụ thể các trình tự tiến hành lập, thẩm định, triển khai một dự án đầu tư. Để thực hiện các nội dung này, chủđầu tư cần có sự giúp đỡ của tư vấn. Mặc dù vậy, để hoàn tất các thủ tục xây dựng, trình thẩm định và phê duyệt một dự án có thể phải mất ít nhất là 6 tháng, có khi cả năm. Do đó, để Quy hoạch tổng thể này được phê duyệt có khi cũng mất ít nhất 3 tháng, kể từ khi trình chính thức lên Ủy ban Nhân dân Thành phố. Với ước tính thời gian như vậy, thì giữa năm 2009 Quy hoạch này mới được duyệt, trên cơ sởđó Sở Tài nguyên & Môi trường lập kế hoạch cho năm tài chính 2010. Như vậy sớm nhất phải tháng 12 năm 2009 mới được Ủy ban Nhân ân Thành phố phê duyệt bố trí ngân sách thực hiện. Sau đó phải cần ít nhất 6 tháng xây dựng dự án, trình phê duyệt. Có thể thấy trước rằng phải cuối năm 2010 hoặc đầu năm 2011, các chương trình hay dự án của Quy hoạch này mới được triển khai.
Nguồn Vốn Từ Khối Tư Nhân
Đây có thể được coi là nguồn lực rất lớn, tiềm ẩn trong cộng đồng. Điều quan trọng là Thành phố phải huy động được nguồn lực này vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường. Từ nhiều năm nay, với tính tư phát, nhiều cá nhân đã đầu tư vào
6-175
lĩnh vực xử lý chất thải, gồm cả chất thải sinh hoạt, và chất thải công nghiệp. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại là một thị trường đang có nhu cầu thu gom, xử lý rất lớn, không chỉ cho thành phố Hồ Chí Minh, mà là cho cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Đến nay đã có gần 20 doanh nghiệp đăng ký xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Các doanh nghiệp này không chỉ thu gom và xử lý chất thải ở thành phố mà còn từ các địa phương khác.
Vấn đề đặt ra là làm sao để các chủ tư nhân yên tâm đầu tư vào lĩnh vực quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại?. Như đã trình bày, quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại bao gồm nhiều hoạt động, từ thu gom, tồn trữ, phân loại, đến vận chuyển hay trung chuyển/xử lý sơ bộ, và tiêu hủy, xử lý. Chỉ khi Thành phố có một hành lang pháp lý và các chính sách rõ ràng, thì các nhà đầu tư tư nhân mới thực sự quan tâm. Trong các hoạt động quản lý nói trên, hoạt động nào cần có sự tham gia của khối tư nhân, hoạt động nào sẽ do nhà nước quản lý, v.v... Ví dụ: các dịch vụ thu gom và vận chuyển sẽ được tư nhân hoá, còn hoạt động xử lý trong thời gian sắp tới sẽ do nhà nước chịu trách nhiệm.
Do đó, để huy động nguồn vốn này, trước hết Thành phố phải làm rõ trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, khối tư nhân được làm gì và không được làm gì (xã hội hóa). Thành phố sẽ có những ưu đãi gì khi tư nhân tham gia vào các hoạt động quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, chẳng hạn như hỗ trợ chi phí, ưu tiên sử dụng đất trong vùng quy hoạch xử lý chất thải rắn đô thị, các loại thuế, v.v...
Nguồn Vốn Đầu Tư Từ Nước Ngoài
Trong những năm gần đầy, ngoài đầu tư của nhà nước và tư nhân trong nước, còn có những dự án đầu tư từ nguồn vốn của tư nhân nước ngoài, hay vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB, JBIC, v.v... đầu tư vào các dự án môi trường. Đối với việc quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, hiện nay đang tiến hành chuẩn bị đầu tư dự án từ vốn vay của Nhậtvà Hàn Quốc.