- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát
2. Chất thải côngnghiệp Chất thải rắn không nguy h ạ
5.1.1 XâyDựng Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Quản Lý Nhà Nước Về Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp Và Chất Thải Nguy Hạ
một hệ thống tổ chức hợp lý, chặt chẽ, có nguồn nhân lực cần thiết cũng như những nguồn lực và công cụ khác nhau để quản lý tổng hợp (integrated management) chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại từ nguồn phát sinh đến nhà máy xử lý hoặc bãi chôn lấp an toàn. Hệ thống này phải hoạt động ổn định và có khả năng liên kết-phối hợp cao với các cơ quan quản lý khác, đảm bảo việc ban hành đầy đủcác văn bản pháp luật và thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử phạt nhằm bắt buộc thi hành các qui định về quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Một định hướng quan trọng cần được nhấn mạnh và quan tâm xem xét trong suốt quá trình xây dựng Qui hoạch tổng thể này là tăng cường khâu giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử phạt.
5.1.1 Xây Dựng Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Quản Lý Nhà Nước Về Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp Và Chất Thải Nguy Hại Công Nghiệp Và Chất Thải Nguy Hại
Yêu cầu quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
đến 2010 và 2020
Hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2020 phải đạt được các yêu cầu sau đây:
6-121
• Đến năm 2010 trên địa bàn thành phố phải có một hệ thống tổ chức hợp lý, hoạt động ổn định và hiệu quả để quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Hiện nay, với chủ trương tinh giảm bộ máy và giới hạn về biên chế, nên việc lập ra một hệ thống tổ chức mới là khó được chấp nhận. Do đó cần phải đánh giá một cách đầy đủ và rõ ràng hệ thống quản lý nhà nước hiện nay đang thực hiện việc quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đểđề xuất một hệ thống hợp lý, hiệu quả.
• Đến năm 2010 thành phố phải có nhân sựđủ về số lượng và đảm bảo chất lượng cho hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Thực tế hiện nay với một thành phố hơn 8 triệu dân như thành phố Hồ Chí Minh, bộ phận quản lý nhà nước về chất thải rắn nói chung và chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nói riêng chỉ có 22 người của phòng Quản lý chất thải rắn và từ 1-3 người cho từng quận huyện thì không thể thực hiện công tác quản lý, giám sát các quy định của nhà nước về lĩnh vực này.
• Đến 2010 cơ bản hoàn thành việc tuyên truyền, phổ biến các yêu cầu và tiêu chuẩn về quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cho các đối tượng cần thiết, chuẩn bị hoàn chỉnh các nội dung và yêu cầu để phân loại chất thải nguy hại ra khỏi chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, và đến 2015 hoàn tất việc phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn theo yêu cầu. Đối với đối tượng là các chủ nguồn thải công nghiệp, cũng phải phổ biến các kiến thức, quy định và lợi ích của việc phân loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải rắn có thể tái chế và chất thải nguy hại tại ngay cơ sở. Các nội dung này phải được hoàn chỉnh trong thời gian sắp tới, và phổ biến tới các đối tượng. Đến 2010 phải được tiến hành, và hoàn chỉnh, ổn định trong vòng 5 đến 10 năm sau đó.
• Xây dựng các qui định hỗ trợ các đơn vị tư nhân tham gia xử lý chất thải nguy hại để hoàn thành mục tiêu xã hội hóa 100% dịch vụ này và ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường theo hướng nâng cao hiệu quả tái chế. Đến 2010 thành phố phải xây dựng hoàn thiện cơ chế này và các quy định, hệ thống giám sát quản lý đi kèm.
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đến 2010 và 2020
Từ việc phân tích tình hình và dự báo về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, các nhiệm vụ (quản lý chính sách và quản lý điều hành) của đơn vị trực tiếp quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của thành phố sẽ bao gồm:
- Chịu trách nhiệm trước sở Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban Nhân dân Thành phố về quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn Thành phố;
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại;
- Quản lý chặt chẽ các nguồn thải chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, và các hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp an toàn chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại;
- Quản lý lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại từ các tỉnh, thành khác và nhập khẩu đưa về Thành phố;
- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin (chứng từđiện tử E-M, thẻđiện tử E-C, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống giám sát từ xa TMS) quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại;
6-122
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức và các quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cho cộng đồng và doanh nghiệp;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại;
- Cấp các loại giấy phép và đăng kí Chủ nguồn thải, Chủ vận chuyển và Chủ xử lý. - Giải quyết các công việc hành chính;
- Thực hiện các chương trình giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử phạt;
- Thực hiện các chương trình hỗ trợ khác, như phân loại chất thải, thu phí, …
Nhiệm vụ cụ thể quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đến 2010 như sau:
• Lập kế hoạch điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về chủ nguồn thải. Hiện nay, phòng Quản lý chất thải rắn - Sở Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức tiến hành chương trình điều tra chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, nhằm tổng hợp và dự báo thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn phục vụ công tác quản lý của Thành phố. Sau đó phải xử lý các thông tin đã thu thập được, nghiên cứu xây dựng một cơ sở dữ liệu, và quan trọng là phải xây dựng và triển khai một chương trình cập nhật thường xuyên những thông tin này.
• Thống kê, điều tra đánh giá dòng chất thải từ thành phố “đến” các tỉnh hoặc ngược lại.
• Trong giai đoạn từ nay đến 2010, cần xây dựng và triển khai 01 kế hoạch quản lý chất thải nguy hại từ nguồn sinh hoạt (hộ gia đình), bao gồm việc soạn thảo qui định, tuyên truyền giáo dục cộng đồng, mẫu mã bao bì đựng chất thải từ hộ gia đình, dự án thí điểm.
• Kết hợp với các Phòng, Ban chức năng khác của sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị bên ngoài liên quan xây dựng và triển khai chương trình giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng (nhiều nhóm đối tượng như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, học sinh, Đoàn thanh niên, phụ nữ, các Hiệp hội công nghiệp, v.v...) về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.
Trách nhiệm phối hợp với những bộ phận chức năng liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại:
Theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp về quản lý môi trường sẽ tập hợp thành Chi cục bảo vệ môi trường. Do đó, từ nay đến 2010 các đơn vị quản lý nhà nước về môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, mà trong đó có lĩnh vực quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cần tăng cường hơn nữa khả năng hợp tác và hỗ trợđể tạo nền tảng vững chắc cho sự hoạt động của Chi cục bảo vệ môi trường sau này. Không những vậy, cần có sự hỗ trợ từ các đơn vị ngoài sở Tài nguyên và Môi trường. Các nội dung về cơ chế phối hợp được cụ thể như sau:
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa sở Tài nguyên và Môi trường – Cảnh sát môi trường – Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố.
- Xây dựng cơ chế kiểm tra chéo (cross check) giữa chủ nguồn thải-chủ vận chuyển và chủ xử lý.
- Tăng cường phối hợp với các trường đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu để xây dựng các cơ sở khoa học và công nghệ cho hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất
6-123
thải nguy hại. đồng thời, xây dựng các chương trình đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ quản lý chất thải.
Tiêu chí và tiêu chuẩn quy hoạch
Sau đây là những tiêu chí cho việc lập quy hoạch về hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại:
• Phù hợp với luật pháp hiện hành;
• Hệ thống tổ chức phải chặt chẽ nhưng đơn giản phù hợp với chủ trương tinh giảm biên chế, hạn chế việc thành lập tổ chức mới của Thành phố;
• Khả thi và hiệu quả;
• Cơ chế vận hành hệ thống quản lý không quá phức tạp, đảm bảo pháp luật, sử dụng các hệ thống thông tin quản lý;
• Linh hoạt trong phối hợp giữa các bộ phận.