- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát
9. Chương trình hợp tác quốc tế.
6.4 CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ QUẢN LÝ CÁC CHẤT HỬU CƠ
GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ QUẢN LÝ CÁC CHẤT HỬU CƠ
BỀN (POPs)
6.4.1 Mục Tiêu
Mục tiêu của chương trình là khảo sát, điều tra hiện trạng phát thải từ đó đề xuất phương án quản lý các chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs – Persistent Organic Pollutants).
POPs là những hợp chất hóa học có nguồn gốc từ carbon, sản sinh chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp của con người. POPs bền vững trong môi trường, có khả năng tích tụ sinh học qua chuỗi thức ăn, lưu trữ trong thời gian dài, có khả năng phát tán xa từ các nguồn phát thải và tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái. Nhưng cho đến nay, tình hình phát thải POPs vẫn chưa được điều tra kỹ lưỡng và do đó vẫn chưa có được những giải pháp ngăn ngừa và quản lý POPs một cách hiệu quả. Cụ thể nhưở TPHCM – một thành phố trẻ có tốc độ phát triển nhanh – đi đôi với mức tăng trưởng kinh tếđáng khích lệ là các vấn đề môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp, đơn cử như vấn đề phát thải POPs và các tác động của chúng đến sức khoẻ con người và môi trường.
6.4.2. Phạm Vi Và Đối Tượng Áp Dụng
Phạm vi và đối tượng của chương trình là: Đối tượng chính của chương trình là các nguồn phát thải POPs, chủ yếu trong công nghiệp. Phạm vi thực hiện là nhóm các cơ sở sản xuất công nghiệp, các nguồn thải “nghi ngờ” và/hoặc được đánh giá là có nguy cơ phát thải POPs vào môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình dự kiến được tiến hành đến 01/2010.
6.4.3. Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Việc Thực Hiện Chương Trình Thuận lợi Thuận lợi
Mối nguy hại tiềm tàng do POPs đã được xác nhận trên thế giới và các chương trình hành động vì sự an toàn POPs trên thế giới đã tạo tiền đề tốt cho chương trình hành động của Việt Nam, cụ thể là cho TPHCM;
Được sự quan tâm của các ban ngành liên quan trong việc hoạch định chương trình và hợp tác hành động.
Khó khăn
Nhận thức về các mối nguy hại do POPs trong các đối tượng tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp nói riêng và trong cộng đồng nói chung còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏđến tiến trình thực hiện chương trình.
6-159
Có thể nói đây là chương trình hành động vì POPs đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam, cho dù có được sự thuận lợi là kế thừa có chọn lọc các chương trình trên thế giới nhưng với tiềm thức “coi thường” và thói quen tiếp xúc không an toàn đối với các nguy cơ do POPs của người Việt Nam thì vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng là bài toán nan giải.
Các giải pháp quản lý POPs vẫn còn mới mẻ với tình hình thành phố Hồ Chí Minh, khởi đầu với việc điều tra hiện trạng phát thải và tồn trữ do đó cần có nhiều thời gian và công sức chương trình mới đem lại kết quả. Và điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chương trình là có sự quan tâm chỉđạo xuyên suốt và một kế hoạch quản lý dài hạn.
6.4.4 Nội Dung Của Chương Trình
Nội dung của chương trình gồm hai mảng chính: (i) điều tra hiện trạng, và (ii) đề xuất giải pháp quản lý cho POPs. Phần nội dung chi tiết sau đây được phân tích và diễn giải dựa theo 04 nội dung chính đã được xây dựng trong “Chiến Lược Bảo Vệ Môi Trường TP.Hồ Chí Minh, phần nội dung-Kiểm soát các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) và Chiến lược giảm thiểu thải bỏ chúng vào môi trường” đã được Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành năm 2002.
Nội dung 1 Điều tra hiện trạng các chất hữu cơ bền (POPs)
Điều tra hiện trạng phát thải và tồn trữ POPs là việc làm trước tiên nhằm có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình cũng như dự báo ô nhiễm do POPs, nhằm tạo cơ sở cho việc lập quyết định quản lý sau này.
Có hai nhiệm vụ chính được thực hiện trong nội dung này. Đó là (i)điều tra các nguồn phát thải & tồn trữ và (ii)xây dựng danh mục các nguồn phát sinh POPs.
Điều tra các nguồn phát thải & tồn trữ POPs
Nhiệm vụ đầu tiên - điều tra các nguồn thải - nhằm bảo đảm các thứ tự ưu tiên được xác định rõ ngay từ đầu để các giải pháp quản lý (sẽ được phát triển sau này) có thể tập trung vào các nguồn thải chính và đem lại hiệu quả là một sự khắc phục đáng kể nhất hiện trạng ô nhiễm.
Để thực hiện nhiệm vụ này phải dựa vào các công cụ quản lý hành chính pháp lý với tính chất chuyên chế cao nhằm bảo đảm thông tin chính xác và đầy đủ nhất. Theo đó tờ trình hiện trạng phát thải và tồn trữ POPs có thể được ban hành và gởi đến từng đối tượng đánh giá có POPs nhằm thu thập thông tin cho phần điều tra hiện trạng. Các chuyên gia địa phương sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và đánh giá thông tin thu được.
6-160
Xây dựng danh mục các nguồn phát sinh POPs
Nhiệm vụ thứ hai – xây dựng danh mục các nguồn phát sinh – có mục đích chính là thu thập thông tin thể hiện hiện trạng ô nhiễm do POPs. Thông tin phải đủ chính xác để làm đầu vào khi mô tả một hệ thống xử lý và tiêu hủy chất thải POPs ban đầu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận. Sản phẩm của điều tra sẽ là một báo cáo thống kê danh mục các nguồn thải bỏ, lưu giữ và sử dụng (nếu còn đáng kể) của các chất POPs trên địa bàn nghiên cứu.
Đề xuất tiến trình thực hiện nội dung 1 như sau: Điều tra: sử dụng phương pháp danh mục
Có thể tham khảo các hướng dẫn do UNEP và GEF thực hiện ở nước ngoài. Cần ưu tiên các ngành, xí nghiệp công nghiệp có tiềm năng phát sinh POPs cao có xét đến quy mô của doanh nghiệp trong khu vực ở khía cạnh công suất sản xuất và tiềm năng POPs phát thải.
Các ngành ưu tiên sau đây được đề nghị lựa chọn cho điều tra trước mắt:
Các ngành ưu tiên đề nghị lựa chọn
Các ngành ưu tiên điều tra hiện trạng phát sinh POPs Ngành điện lực (nhất là thiết bịđiện)
Ngành sản xuất thuốc trừ sâu, TBVTV Ngành công nghiệp dầu khí
Các cơ sở tái chế chất thải Ngành sản xuất thép
Một số xí nghiệp thuộc ngành công nghiệp hóa chất (cụ thể là ngành sản xuất giấy, ngành dệt nhuộm,…)
Một số doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng
Tất cả các lò đốt đang thực hiện việc tiêu huỷ chất thải các loại
Mục đích của các cuộc điều tra này là thu thập thông tin về các quy trình sản xuất, chất thải POP phát sinh, tình hình quản lý chất thải POP nói riêng và các chất thải nguy hại khác nói chung tại các chủ nguồn thải; từ đó xây dựng các “hệ số chất thải” dùng đểước tính sơ bộ tổng lượng chất thải.
Đánh giá hiện trạng – kết quả
Một báo cáo tổng quan vềđánh giá hiện trạng cần được xây dựng sau khi hoàn tất các điều tra cơ bản kể trên. Yêu cầu chung của báo cáo là:
Báo cáo hiện trạng phải được xây dựng trên cơ sở các kết quả tin cậy nhất của điều tra thực tế (khảo sát hiện trạng, đo đạc, phỏng vấn những chuyên gia và nhân viên tích cực tham gia vào công tác quản lý chất thải..).
6-161
Phải có xác nhận của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn và các chủ nguồn thải để nói lên tính trung thực và đúng đắn của các kết quả khảo sát.
Đánh giá sơ bộ nhất về tác động của các chất thải này tới môi trường. Xây dựng danh mục các nguồn phát sinh POPs
Xem xét lại các danh mục có sẵn của NEA;
Bổ sung danh mục từ thông tin được xử lý từ quá trình điều tra ở trên.