2-82KCX Tân Thu ậ n 53.159,

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 82)

16 Mực in và in 30 118 148 128 20 42 126 8 17 Gỗ và các sản phẩm gỗ 44 535 579 15 17 32 59 552

2-82KCX Tân Thu ậ n 53.159,

KCX Linh Trung 8.932,292 KCN Bình Chiểu 5.294,829 KCN Tân Tạo 6.474,145 KCN Vĩnh Lộc 5.884,487

KCN Lê Minh Xuân 6.741,072

KCN Tây Bắc Củ Chi 2.513,961

KCN Tân Bình 59.521,95

KCN Tân Thới Hiệp 2.952,195

KCN Cát Lái 2 2.513,951

Tổng cộng 155.080,285

Các số liệu trong các bảng trên cho thấy, tốc độ tăng chất thải rắn công nghiệp hàng năm theo nguồn do ENTEC cung cấp khoảng 4-5%. Khối lượng chất thải rắn năm 2000 có sự chênh lệch rất lớn. Theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC và Viện Kỹ thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ Môi trường, khối lượng chất thải rắn công nghiệp năm 2000 khoảng 1.930 tấn/ngày.

Bảng 2. 6 Khối lượng chất thải rắn (không nguy hại) năm 2005 (CENTEMA)

Nguồn Tấn/ngày Tấn/năm

Ngoài khu công nghiệp 427 5.124

Trong khu công nghiệp 62 744

Toàn thành phố 489 5.868

Do phương pháp khảo sát và số mẫu khảo sát quá ít nên số liệu chênh lệch quá lớn. Vì vậy các số liệu trên chỉ mang tính tham khảo.

Khác với hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị, hệ thống thu gom chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của thành phố do rất nhiều công ty thực hiện, và không chỉ trên địa bàn của thành phố mà còn đưa từ nhiều tỉnh khác về. Do đó, gây không ít khó khăn cho các nhà hoạch định chiến lược trong việc xác định các số liệu đã thống kê cũng như các số liệu cơ sở cho việc dự báo chất thải rắn phát sinh.

Theo số liệu điều tra và khảo sát thực tế thực hiện trong năm 2005 với hơn 2.000 nhà máy và cơ sở sản xuất ở các qui mô khác nhau (lớn, vừa và nhỏ), ngành nghề khác nhau (24) và địa bàn khác nhau (24 quận huyện), mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh phát sinh 1.900-2.000 tấn chất thải rắn công nghiệp, với hơn 95% khối lượng có thể tái sử dụng và tái chế. Trong đó, khối lượng chất thải nguy hại khoảng 250-300 tấn/ngày, 70-75% là chất thải lỏng và nửa rắn (bùn). Chất thải nguy hại có đủ thành phần ăn mòn, cháy nổ, hoạt tính và độc hại. Trong đó, thành phần ăn mòn, cháy (không nổ) và độc hại chiếm tỷ lệ cao nhất, các chất hoạt tính rất ít. Số liệu điều tra và khảo sát chi tiết về thành phần và khối lượng được trình bày trong Phụ lục III. Các số liệu khảo sát cho thấy, tất cả các cơ sở sản xuất ở các qui mô khác nhau (lớn, vừa và nhỏ) đều phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại với các chủng loại (từ 5 đến 20 loại) và khối lượng (từ vài kg/tháng đến vài chục ngàn kg/ngày) rất khác nhau, mặc dù cùng

2-83

một loại nguyên liệu và sản phẩm. Ngành nghề phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là thuộc da (chứa kim loại nặng) và sản xuất sơn (chứa dung môi và chất hữu cơ bền vững), chủ yếu là bùn thải. Khối lượng bùn thải của hai ngành nghề này có thể từ vài chục đến trên dưới 100 tấn/tháng. Tiếp theo là các loại chất thải (giẻ lau) nhiễm dầu. Thành phần của chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại rất đa dạng và ngày càng phức tạp, nhưng hầu hết có thể tái sử dụng và tái chế với giá trị kinh tếở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Do Luật Bảo vệ Môi trường (11/2005) và thông tư 12, quyết định 23, tất cả các chủ nguồn thải chất thải nguy hại đều phải đăng kí không kể khối lượng là bao nhiêu. Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất chỉ có vài kg chất thải nguy hại/tháng với tính chất nguy hại không cao cũng phải đăng kí.

Ngoài số liệu về khối lượng và thành phần chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại được xác định từ chương trình khảo sát thực tế hơn 2.000 nhà máy và cơ sở sản xuất trong năm 2005, chúng còn được xác định theo số liệu đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại từ năm 2007 đến nay (12/2008). Theo số liệu thống kê từ 450 cơ sở sản xuất đăng ký quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 1.322 tấn/tháng tương đương với 44 tấn/ngày. Theo kết quả thống kê và phân tích, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa chiếm khoảng 30-50% số lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất lớn. Do đó, từ số liệu thống kê trên 450 cơ sở sản xuất phát sinh chất thải nguy hại đăng ký quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trường với khối lượng phát thải là 44 tấn/ngày thì có thểước tính khối lượng chất thải phát sinh cho tổng số cơ sở sản xuất hiện hữu gồm 1.700 cơ sở sản xuất lớn và khoảng 7.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ (theo số liệu điều tra khảo sát năm 2005) thì khối lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 371-508 tấn/ngày và khối lượng này có thể gia tăng từ 10-12%/năm. Số liệu chi tiết được trình bày trong phụ lục III.

Như vậy, kết quả tổng hợp các số liệu nghiên cứu cho thấy, khối lượng chất thải nguy hại dao động khá lớn từ 250 tấn/ngày đến hơn 500 tấn/ngày.

Bên cạnh khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy và cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh từ tất cả các tỉnh lân cận đều được chuyên chở về thành phố Hồ Chí Minh, vì đây là nơi duy nhất có các cơ sở tái chế và xử lý với đầy đủ trang thiết bị, đồng thời đây là nơi tiêu thụ lớn nhất các loại phế liệu, kể cả sơ chế và xuất khẩu sang các nước lân cận. Với số liệu điều tra chưa đầy đủ, khối lượng trên ước tính khoảng 100-150 tấn ngày. Chất thải nguy hại dạng lỏng có thể tái chế chủ yếu là dầu phế thải và dung môi.

Thực tế khảo sát tại các nhà máy tái chế và xử lý cho thấy, với đặc điểm của các cơ sở tái chế và xử lý hiện nay, như qui mô vừa và nhỏ, thiết bị xử lý đơn giản, thời gian hoạt động có thể thay đổi từ 8-24h/ngày, …, công suất tiếp nhận và xử lý có thể dao động rất lớn (2-5 lần). Do đó, số liệu khảo sát và điều tra có thể sai lệch (do yếu tố khách quan) nhưng vẫn chấp nhận được. Các số liệu khảo sát có ý nghĩa lớn nhất là hoạch định công nghệ và thiết bị cần phải có.

2-84

Do nhu cầu kinh tế, tất cả các nhà máy và cơ sở sản xuất đều thực hiện công tác phân loại chất thải rắn và chất thải nguy hại tại nguồn và lưu giữ với các loại thiết bị, dụng cụ rất khác nhau. Các chất thải càng có giá trị kinh tế (tái sử dụng và tái chế) cao càng được phân loại triệt để và tồn trữ cẩn thận.

Hoạt động tồn trữ chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại chỉ được quan tâm trong những năm gần đây, bắt đầu từ Qui chế quản lý chất thải nguy hại (ban hành theo Quyết định số số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ) và hiện nay là Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về hướng dẫn thủ tục hành nghề quản lý chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trước đây việc lưu chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại nguồn không được xem là một hoạt động lưu giữ hay tồn trữ thực thụ mà chỉ là một hoạt động tập trung chất thải trước khi vận chuyển ra ngoài. Các chủ nguồn thải tập trung tất cả các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất vào một khu vực mà khu vực này thì không được xây dựng thiết kế nhằm ngăn ngừa sự phát tán của chất thải ra môi trường bên ngoài, các loại chất thải không được lưu giữ trong các thiết bị chứa phù hợp cho từng loại chất thải, phần lớn bỏ bừa bãi ra ngoài đất mà không có mái che. Thậm chí chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, chất thải nguy hại cũng được tập trung vào cùng một khu vực mà không có sự phân loại. Khu vực tập trung hầu như không có mái che, không có hệ thống thoát nước. Có khi khu vực tập trung là nơi đất trũng, dễ dàng ứ đọng nước, vì vậy mà chất thải nguy hại dễ dàng phát tán ra bên ngoài góp phần làm ô nhiễm môi trường.

Những năm gần đây, ý thức về quản lý chất thải rắn tại chủ nguồn thải được nâng cao, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại được các chủ nguồn thải phân loại và lưu giữ riêng và chuyển giao đúng đối tượng. Tuy nhiên mức độ còn hạn chế về số lượng cơ sở thực hiện cũng như chưa đạt yêu cầu về trang thiết bị lưu giữ. Các thiết bị, thùng lưu giữ chất thải tự chế hoặc sử dụng lại các thùng chứa nguyên liệu cũ có thể tích từ vài chục lít đến vài ngàn lít. Vật liệu thùng lưu giữ rất khác nhau, nhưng chủ yếu là plastic và kim loại.

Tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại được quản lý chặt chẽ hơn. Hầu hết các khu công nghiệp đều có xây dựng hệ thống lưu giữ, quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tương đối tốt, điển hình là khu chế xuất Linh Trung và Tân Thuận. Các khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Tân Tạo, Bình Chiểu chưa có hệ thống lưu giữ phù hợp. Kết quả thống kê từ các tài liệu sẵn có về hệ thống lưu giữ chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại 6 khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được trình bày trong

Bảng 2.6.

Bảng 2. 7 Hệ thống lưu giữ chất thải tại các khu công nghiệp và khu chế xuất

KCN-KCX Đơn vị quản lý Kho lưu giữ Loại chất thải Tái sinh Cách lưu giữ Ghi chú

Tân Thuận BQLKCX Sàn bê-tông CTRCN Có Thùng chứa Nhà lưu giữ

Linh Trung BQLKCX Sàn bê-tông CTRCN Có Túi Nhà lưu giữ

2-85

KCN-KCX Đơn vị quản lý Kho lưu giữ Loại chất thải Tái sinh Cách lưu giữ Ghi chú

Vĩnh Lộc BQLKCN Không Hỗn hợp Không Đất Nhà lưu giữ

Tân Tạo BQLKCN Không Hỗn hợp Không Đất Nhà lưu giữ

Bình Chiểu Nhà máy Không Hỗn hợp Không Tại nguồn Nhà lưu giữ

Thu gom và vận chuyển

Để thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nói trên, thành phố đã hình thành một mạng lưới rộng khắp với hơn 740 cơ sở thu mua phế liệu, 26 công ty thu gom và vận chuyển và 11 công ty tái chế và xử lý. Công tác thu gom vận chuyển được xã hội hóa 100% với hai thành phần chủ yếu là nhà nước và tư nhân (hầu hết là tư nhân). Do qui mô, tính cạnh tranh và linh hoạt trong giá cả, tất cả các công ty tham gia trong hệ thống này 100% là công ty Việt Nam với qui mô vừa và nhỏ.

Hiện nay hệ thống thu gom chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đang trên đường hoàn chỉnh, vì vậy hoạt động này còn nhiều bất cập, Nhà nước chưa quản lý được toàn bộ. Một số nhà máy bắt buộc các công ty thu gom, vận chuyển và xử lý phải thu gom và vận chuyển cả chất thải sinh hoạt không tính phí.Các cơ sở nhỏ thường đổ chung chất thải công nghiệp với chất thải rắn sinh hoạt. Một thị trường trao đổi chất thải (phế liệu) đã hình thành và phát triển, nhưng chủ yếu là hoạt động mua bán phế liệu (còn gọi là mua bán ve chai), những chất thải có tính nguy hại chưa được tái chế và xử lý hoàn toàn. Hay nói cách khác, thị trường trao đổi chất thải mới chỉ tập trung vào các hoạt động Trao đổi phế liệu có giá trị, mức độ thấp của thị trường trao đổi chất thải, mà chưa chú ý (tập trung) vào các hoạt động có giá trị về Kinh tế

chất thải, mức độ cao nhất của thị trường trao đổi chất thải. Như vậy một lần nữa chất thải nguy hại lại thải ra môi trường mà không được quản lý và nguồn “tài nguyên tái tạo” bị bỏ phí. Xuất phát từ thực tế như vậy, việc thu gom chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại là một nhu cầu cấp bách, không thể thiếu được.

Từ năm 2000 đến nay, hệ thống thu gom vận chuyển và thị trường trao đổi chất thải tư nhân hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ bên cạnh hệ thống thu gom chất thải rắn của Nhà nước. Tính đến tháng 12/2008 có 26 đơn vị thu gom vận chuyển tư nhân được sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cấp phép, 14 đơn vị do Cục Bảo vệ Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường) cấp phép.

2-86

Tên công ty vận chuyển Quận/huyện Số lượng xe Tổng tải trọng

Công ty TNHH Thiết bị Môi trường Việt Xanh Gò Vấp

Công ty TNHH Kim Danh Tân Bình 2 3,7 tấn

Công ty TNHH thương mại dịch vụ Thành Duy 9 3 6,7 tấn

Công ty TNHH sản xuất thương mại xây dựng Tường Phát 9 3 5,0 tấn

Công ty TNHH dịch vụ khu chế xuất Tân Thuận 7 2 2,6 tấn

Công ty TNHH NgọcThu ThủĐức 4 16,5 tấn

Công ty TNHH dịch vụ Môi trường Việt Anh 5 1 2,0 tấn

Công ty TNHH thương mại dịch vụ Việt Thy Anh 12 3 8,7 tấn

Công ty TNHH thương mại và xử lý Môi trường Thảo Nguyên Sáng 7 8 6,5 tấn

Công ty TNHH Hoa Thư Tân Phú 3 4,0 tấn

Công ty TNHH Đại Nhân Hòa ThủĐức 4 16.5 tấn

Công ty Dịch vịđô thị Tân Bình Tân Bình 3 30,0 tấn

Công ty Công trình công cộng quận 1 1

Công ty TNHH thương mại dịch vụ Huỳnh Phúc Đạt 11 2 6,4 tấn

Công ty TNHH thương mại dịch vụ xử lý môi trường Tương Lai Xanh 11 7 26,7 tấn

Công ty TNHH Huê Phương 7 5 31,4 tấn

Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ Thọ Nam Sang 12 3 3,4 tấn

Công ty TNHH thương mại dịch vụ Ngọc Phú Hóc Môn

DNTN Tiến Thi Tân Phú 3 4,8 tấn

Công ty TNHH thương mại xây dựng vận chuyển Thúy Hằng Bình Tân 4 12,3 tấn

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghệ kỹ thuật Môi trường Biển Xanh 6 2 3,0 tấn

Công ty TNHH Đại Hồng Sơn 12 3 11.4 tấn

Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Sơn Hà Bình Tân 1 7,0 tấn

DNTN dịch vụ vệ sinh công cộng Tường Quân 7 2 10,0 tấn

2-87

6-88

Bảng 2.8 Danh sách các đơn vị vận chuyển và xử lý (tt)

Công ty xử lý Quhuyậện/n lượSống xe tải Tổng tải trọng xe Số lượng xử lý (kg/năm) Phương pháp xử Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi trường Xanh Bình Chánh 37 257 tấn 6,500,00 0 2 lò đốt + 1 hệ thống xử lý nước thải+ 1 hệ thống thu hồi dung môi+ 1 hệ thống tái sinh thu hồi dầu nhớt

Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc Bình Chánh 4 9 tấn + 12 m3 5,890,00 0 3 lò đốt + 1 hệ thống tái sinh chì +1 hệ thống tái sinh dầu nhớt + 2 hệ thống chưng cất Công ty TNHH thương mại và vận tải Xăng dầu Minh Tấn 7 Công ty TNHH Toàn Thắng Lợi 9 3 38 tấn 457,000 tái chế nhớt thải Công ty Môi trường Đô Thị 1 45 - 4,000,000 2 lò đốt

Công ty TNHH 01 Thành viên đóng tàu và thương mại Petrolimex

Thủ

Đức 2,800 Tái chế dầu thải DNTN Sản xuất thương mại

Tùng Nguyên Bình Chánh 2 - 17,000 tái chế dung môi Công ty TNHH thương mại

và sản xuất Dương Dung

Bình

Tân 15,000 tái chế thùng phuy Công ty Khoa học công nghệ

Môi trường Quốc Việt Bình Chánh - - 0 7,200,00 1 h xử lý nệướ thc ống

Công ty TNHH Xử lý Môi trường Thành Lập Huyện Củ Chi 9 70 tấn

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)