Ngành côngnghiệp luyện kim:

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 68)

Dự kiến các dự án đầu tưđến 2010, định huớng 2020:

1. Đầu tư các công nghệ xử lý khí thải cho các nhà máy lớn (thép Miền Nam, thép Bình Tây).

2. Di dời các nhà máy luyện cán thép xây dựng, các cơ sở nấu, đúc và mạ kim loại trên địa bàn các Quận, huyện vào khu công nghiệp Hiệp Phước hoặc An Hạ.

3. Xây dựng nhà máy cán nguội thép cuộn/lá không rỉ với công suất 120.000-150.000 tấn/năm với vốn đầu tư khoảng 25-30 triệu USD.

Phân tích, đánh giá:

Các thiết bị máy móc trong quá trình luyện kim sẽ thải ra dầu thải. Và đặc biệt các loại xỉ kim loại từ quá trình luyện kim sẽ chiếm số lượng lớn trong các chất thải nguy hại từ ngành này. Việc xây dựng thêm các nhà máy luyện, cán thép với công suất lớn sẽ gia tăng loại chất thải nguy hại như trên. Đồng thời cũng chú ý tới việc sử dụng nguyên liệu phế thải thay thế trong công nghiệp luyện kim.

Các Giải Pháp, Chính Sách Thực Hiện Quy Hoạch Phát Triển Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh Đến Năm 2010, Định Hướng Đến Năm 2020

2-69

Mô hình quản lý Nhà nước về công nghiệp: thống nhất một đầu mối là Bộ Công nghiệp. Tăng cường phân cấp cho các địa phương (về thu chi ngân sách, huy động vốn, thẩm quyền phê duyệt...). Quản lý chặt chẽ các đối tượng không chỉ đơn thuần là lượng (giá trị sản xuất công nghiệp hiện nay) mà phải là chất (giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp – VA).

Những giải pháp về cơ chế: Tạo dựng môi trường sản xuất, kinh doanh rõ ràng, bình đẳng, thống nhất. Sắp xếp lại các doanh nghiệp (Hình thành theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con). Xây dựng cơ chế phân phối thu nhập theo lợi tức, theo hiệu quả công việc. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển thị trường. Củng cố và phát triển lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp-làng nghề. Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

Những giải pháp liên quan đến hạ tầng cơ sở vật chất để phát triển công nghiệp: Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các cơ sở giao thông vận tải, hệ thống kho bãi. Quy hoạch tổng thể lại các khu, cụm công nghiệp tập trung. Nâng cấp đường truyền thông tin liên lạc viễn thông.

Một số chính sách phát triển công nghiệp của Thành phố

Chính sách v vn: Quản lý và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hợp lý. Hoàn thiện môi trường pháp lý kin tế-tài chính nhà nước về ĐTNN. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Huy động mọi nguồn lực vốn trong nước để phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và phát triển khoa học – công nghệ.

Các giải pháp hướng tới những nội dung sau: Chính sách về thuế và ưu đãi tài chính – tín dụng. chính sách về lao động và tiền lương. Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính sách về khoa học công nghệ.

Tình hình các khu công nghiệp có trong quy hoạch phát triển đến năm 2015

Các khu công nghip được quy hoch phát trin

Theo Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ), thành phố Hồ Chí Minh chỉ phát triển thêm 01 KCN Phú Hữu với diện tích 162 ha và mở rộng 2 khu công nghiệp là Hiệp Phước (630ha) và Tây Bắc Củ Chi (173ha).

Tuy nhiên, để triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần quyết định 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố HCM đến năm 2010 có tính đến năm 2020", Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã chỉđạo các ban ngành chức năng tiến hành việc rà soát điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xây dựng các khu cụm công nghiệp thành phố đến năm 2020. Quy hoạch điều chỉnh này đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại 02 quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 31/7/2007 và 4809/QĐ-UBND ngày 22/10/2007. Theo đó, các khu công nghiệp tập trung của thành phốđến năm 2020 sẽ là 22 khu với tổng diện tích 7.042ha (quyết định 188/TTg xác định nhu cầu đất xây dựng các KCN Thành phố HCM đến năm 2010 có tính đến năm 2020 là 7.000ha).

2-70

Như vậy, ngoài các khu công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động sẽ có các khu công nghiệp dự kiến bổ sung và mở rộng. Danh mục các khu công nghiệp dự kiến mở rộng và bổ sung theo quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 31/7/2007 của Ủy ban nhân thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:

1. Lê Minh Xuân I mở rộng (Bình Chánh): 120 ha 2. Lê Minh Xuân II (Bình Chánh): 338 ha 3. Lê Minh Xuân III (Bình Chánh): 242 ha

4. Hiệp Phước giai đoạn 2 (Nhà Bè): 538 ha (không kể 500ha cảng) 5. Đông Nam Củ Chi (Củ Chi): 228 ha

6. Vĩnh Lộc III (Bình Chánh): 200 ha

7. Xuân Thới Thượng (Hóc Môn): 300 ha 8. Phước Hiệp (Củ Chi): 200 ha

9. Bàu Đưng (Củ Chi): 175 ha

10.Nhà máy đóng tàu Bình Khánh (Cần Giờ): 150 ha

Do đó, ngoài các khu công nghệ cũ được điều chỉnh tăng giảm quy mô để phù hợp thực tế, trong giai đoạn này sẽ có thêm 08 khu công nghệ mới: Lê Minh Xuân II 338ha, Lê Minh Xuân III 242ha, Đông Nam Củ Chi 228 ha, Vĩnh Lộc III 200ha, Phước Hiệp 200ha, Xuân Thới Thượng 300ha, Bàu Đưng 175ha và Nhà máy đóng tàu Bình Khánh 150ha.

Tình hình thc hin các khu công nghip được quy hoch

Hiện tại, toàn bộ các khu công nghệ dự kiến bổ sung và mở rộng đều đã có hoặc đã dự kiến chủđầu tư. Hiện trạng sử dụng đất của các khu công nghiệp được quy họach này (gần 3000ha) chủ yếu là đất nông nghiệp năng suất thấp nhiễm phèn, việc tổ chức trồng cây nông nghiệp không còn phù hợp.

Khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và khả năng đền bù, giải phóng mặt bằng là khá thuận lợi, do tất cả các khu công nghiệp mở rộng và dự kiến thành lập mới đều tập trung ở các huyện ngoại thành thuận tiện kết nối hạ tầng giao thông với các đường vành đai và xuyên tâm chính của Thành phố, gần các nguồn cung cấp điện nước. Ngoài ra, khả năng đền bù, giải phóng mặt bằng có thể rất nhanh (khoảng 1/3 diện tích đất dự kiến cho việc bổ sung và mở rộng các khu công nghiệp là đất nông trường - đất công).

Để tránh những tồn tại của công tác quy hoạch khu công nghiệp trước đây, việc lựa chọn vị trí thành lập các khu công nghiệp mới đã được xem xét phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, đặc biệt giải quyết vấn đề nhà ở và các công trình xã hội phu vụ công nhân trong khu công nghiệp. Theo tinh thần này, ngay từ có chủ trương quy hoạch các khu công nghiệp mới đã dự kiến bố trí quỹđất dân dụng liền kề theo tỉ lệ phù hợp với quy mô của từng khu và phải có nhà máy xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động nhằm đảm bảo tính bền vững.

Ngày 2 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 1736/QĐ-TTg về việc điều chỉnh, bổ sung Qui hoạch phát triển các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 và định hướng đến 2020. Theo đó sẽđiều chỉnh:

2-71

a) Điều chỉnh diện tích khu công nghiệp Phú Hữu từ 162ha xuống 114ha.

b) Mở rộng các khu công nghiệp Lê Minh Xuân, diện tích 120ha và khu công nghiệp Hiệp Phước, diện tích 500ha.

c) Bổ sung các khu công nghiệp dự kiến thành lập mới:

- Khu công nghiệp Đông Nam, diện tích 283ha; - Khu công nghiệp Bàu Đưng, diện tích 175ha; - Khu công nghiệp Phước Hiệp, diện tích 200ha;

- Khu công nghiệp Xuân Thới Thượng, diện tích 300ha; - Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3, diện tích 200ha;

- Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2, diện tích 338ha; - Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3, diện tích 242ha. Điều chỉnh diện tích các khu công nghiệp:

• Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, diện tích từ 215,4ha xuống 28ha; • Khu công nghiệp Phong Phú, diện tích từ 163,3ha xuống 148,4ha; • Khu công nghiệp Cát Lái cụm II, diện tích từ 111,6ha lên 124ha.

Như vậy, đến năm 2020 thành phố sẽ có 22 khu công nghiệp, tăng 6 khu công nghiệp so với hiện nay.

Bảng 1. 18 Tình hình triển khai các khu công nghiệp đề nghị bổ sung và mở rộng đến năm 2020 Số TT Tên KCN Địa điểm Đất CN (ha) Đất dân dụng (ha) Chủ dự án

1 Lê Minh Xuân 1 mở rộng

Bình Chánh 120 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh

2

Lê Minh Xuân 2 Bình Chánh

338 50-200

Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn. Đã có qui hoạch chi tiết 1/2000.

3 Lê Minh Xuân 3 Bình Chánh 242

Công ty đầu tư xây dựng Thế kỷ (Đài Loan) đang đề nghị được đầu tư 100% vốn nước ngoài. 4 Hiệp Phước giai đoạn 3 Cần Giờ 1.038 Khu đô thị CN (3000ha)

Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận đang làm qui hoạch chi tiết 1/2000. 5

Đông Nam Củ

Chi Củ Chi 228 55

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Đã có QHCT

2-72 1/2000. 1/2000. 6 Vĩnh Lộc 3 Bình Chánh 200 47 Công ty XNK ĐT Chợ Lớn. Đang làm QHCT 1/2000. 7 Xuân Thới Thượng

Hóc Môn 300 50 Công ty cổ phần thương mại DIC.

8 Phước Hiệp Củ Chi 200 Công ty Ánh Sáng Chung.

9 Bàu Đưng Củ Chi 175 53 Công ty Vạn Phát Hưng 10 Nhà máy đóng tàu Bình Khánh Cần giờ 150 Tổng công ty cơ khí vận tải Sài Gòn. Tổng cộng 2.991

Ngun: Ban Quản lý các Khu Công Nghiệp và Khu Chế Xuất (HEPZA), 2008.

Một số các qui hoạch chuyên ngành khác được trình bày chi tiết trong Phụ Lục I.

1.5 SỰ CẦN THIẾT CỦA QUI HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Quản lý môi trường là lĩnh vực quản lý đô thị mới ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trong đó quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất nguy hại mới được quan tâm trong những năm gần đây. Vì vậy, mặc dù Chiến lược Quản lý Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được phê duyệt năm 2002 và Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2015 tầm nhìn năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2003, nhưng cho đến nay (12/2008) chỉ có một số ít địa phương lập qui hoạch quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng, nhưng ở mức độđơn giản.

Với qui mô lớn thứ nhì (2) cả nước về diện tích và dân số, lớn thứ nhất về tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa, đồng thời là trung tâm của cả khu vực về nhiều mặt, thành phố Hồ Chí Minh là nơi thải ra và tiếp nhận (duy nhất) từ các tỉnh lận cận một khối lượng rất lớn chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, và cũng là nơi duy nhất có các cơ sở tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Mặc dù các hoạt động phân loại chất thải tại nguồn, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý trong thời gian qua đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững công nghiệp và kinh tế, nhưng toàn bộ hệ thống đang hoạt động một cách tự phát, bộ máy quản lý nhà nước hoạt động chưa có định hướng, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động, thành phố chưa có các khu xử lý tập trung, đặc biệt chưa có bãi chôn lấp an toàn (secure landfill), …, hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là tiêu chuẩn còn thiếu rất nhiều, chưa định hướng áp dụng công nghệ mới (thông tin) vào hệ thống quản lý, chưa có các chính sách khuyến khích các hoạt động tac1i sử dụng và tái chế, … Vì vậy, việc xây dựng qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải sẽ là bước tiếp theo để thực hiện chiến lược quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, góp phần phát triển bền vững thành phố Hồ Chí Minh, “Hòn Ngọc Viễn Đông” của Việt Nam.

2-73

Mục Tiêu Qui Hoạch

Mục tiêu Qui hoạch tổng thể Hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của thành phố Hồ Chí Minh được xác định dựa trên cơ sở sau:

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)