Công tác quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tất yếu phải dựa vào quy họach phát triển thành phố, từ đó có định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phù hợp cho việc quản lý chất thải của toàn thành phố.
Tuy nhiên, trong những năm qua, các số liệu nói trên đã thay đổi khá nhiều. Vì vậy, trong báo cáo này chỉ tóm tắt một số nội dung còn phù hợp.
Khu công nghiệp tập trung
Cải tạo nâng cấp và sắp xếp lại các khu công nghiệp hiện có và quy hoạch thêm các khu, cụm công nghiệp theo định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng một số khu, cụm công nghiệp địa phương có quy mô nhỏ, công nghiệp sạch gắn với các khu dân cư.
Hướng phát triển công nghiệp thành phố phải đảm bảo phát huy thế mạnh, tạo động lực phát triển vùng trọng điểm phía Nam, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho cả khu vực và cả nước. Tính chất công nhiệp chủ yếu công nghiệp sạch, có công nghệ hiện đại, tiên tiến với hàm luợng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn không gây ô nhiễm môi trường.
Diện tích xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại thành phố khoảng 6.000 ha, với mục tiêu thu hút khoảng 20% lực lượng lao động của thành phố.
Qui hoạch phát triển công nghiệp
Qui hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010 theo các định hướng sau:
1. Phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố phải gắn với định hướng, với quy hoạch phát triển công nghiệp của vùng Kinh tế trọng điểm, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng phát triển công nghiệp của vùng Kinh tế trọng điểm, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Trong giai đoạn đến 2005 tập trung sắp xếp lại các ngành công nghiệp, di dời các cơ sởsản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, giảm tải và tiến tới loại trừ ở khu vực