Tốc độ tăng trưởng côngnghiệp hoặc kinh tế

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 103)

- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát

2. Tốc độ tăng trưởng côngnghiệp hoặc kinh tế

Phương pháp tính toán khối lượng chất thải phát sinh dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng công nghiệp hoặc kinh tế. Trong điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh có thể áp dụng phương pháp này.

Khi dự báo nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Công nghiệp đa dạng công suất, nguyên liệu, sản phẩm và công nghệ; - Trình độ công nghệ rất khác nhau;

- Chủ đầu tư đến từ nhiều vùng, lãnh thổ trên thế giới nên có quan điểm và ý thức khác nhau về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải nguy hại;

- Qui mô đầu tư khác nhau, trong đó nhà máy có qui mô vừa và nhỏ chiếm đa số 6.483 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ/1.680 nhà máy lớn;

- Tình hình phát triển kinh tế, công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thế giới ảnh hưởng ngày càng lớn đến tốc độ phát triển, sản phẩm và công nghệ của công nghiệp thành phố;

- Có thể nhiều sản phẩm mới được sẽđược sản xuất theo nhu cầu của thị trường và nhiều loại chất thải mới phát sinh, thậm chí chưa có định danh.

Sau khi xem xét cơ sở dữ liệu có sẵn và các phương pháp tiếp cận khác nhau, số liệu điều tra của năm 2005 được lựa chọn làm nền (background) với tốc độ phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tương đương hoặc thấp hơn một bậc (10-12% năm) so với tốc độ tăng trưởng công nghiệp 12-14% năm. Như vậy, trên cơ sở số liệu nền của năm 2005, hai trường hợp (kịch bản) sau có thể sẽ xảy ra:

• Tốc độ phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cao hơn mức lựa chọn; • Tốc độ phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại thấp hơn mức lựa chọn; Kết quả phân tích hai trường hợp và phương án dự phòng được trình bày trong Mục 3.2.

Về mặt tổng quát, phương pháp dự báo nào cũng có sai số và lĩnh vực dự báo nào càng có nhiều yếu tố phụ thuộc, càng khó dự báo và sai số càng lớn. Vì vậy, kết quả các dự báo dưới đây chỉ là tương đối. Phương pháp giải quyết khó khăn này là xây dựng các phương án (kịch bản) dự phòng trong điều kiện kinh tế và kỹ thuật cho phép.

3.2 DỰ BÁO

6-104

Theo qui hoạch phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và thành phố nói riêng, 11 lĩnh vực ưu tiên hội nhập, đó là 7 nhóm hàng gồm: 1. Nông sản 2. Thủy sản 3. Điện tử 4. Đồ gỗ 5. Cao su

6. Ô tô (xi mạ, luyện kim, vật liệu mới – nhôm, nhựa, vật liệu tổng hợp, thép chất lượng đặc biệt, sợi carbon, thủy tinh, điện tử, …) 7. Dệt may và 4 ngành dịch vụ: 1. Du lịch 2. E-ASEAN 3. Y tế 4. Hàng không

Các loại ngành công nghiệp không khác nhiều so với thời điểm hiện nay và số liệu thống kê nhiều năm gần đây (2000-2008) cho thấy, rất ít các ngành nghề mới ra đời. Tuy nhiên, do qui hoạch phát triển công nghiệp theo hướng chỉ tiếp nhận các loại ít gây ô nhiễm, nên từ đây có thể dự báo thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp sẽ phát sinh trong thời gian tới. Theo chiến lược phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của thành phố Hồ Chí Minh, theo qui hoạch phát triển công nghiệp của thành phố, các ngành công nghiệp hiện nay vẫn phải giữ nguyên, kể cả ngành công nghiệp gây ô nhiễm, để đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đồng thời ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, giá trị cao nhưng nhân lực giảm, như chế tạo linh kiện điện tử, máy tính, ô tô, cơ khí,…. Như vậy, trong thời gian từ nay (2008) đến năm 2015 định hướng

đến năm 2020, số lượng các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp tăng do mở rộng các khu công nghiệp đã có và tăng thêm các khu công nghiệp (7) mới, nhưng loại nguồn phát sinh chất thải nguy hại không tăng hoặc tăng không đáng kể, từ 24 loại hình công nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động. Số lượng và sự phân bố nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại sẽ có thay đổi lớn ở qui mô sản xuất vừa và nhỏ theo xu hướng tăng về số lượng và tập trung về các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thậm chí khi công nghệ mới, công nghệ sạch được áp dụng rộng rãi, loại nguồn phát sinh chất thải nguy hại sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua cho thấy, do dự báo không đúng và do ảnh hưởng của các ngành nghề công nghiệp, cũng như thị trường tiêu thụ của các loại sản phẩm công nghiệp trên thị trường thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và châu Âu, qui hoạch phát triển công nghiệp thay đổi rất nhiều và rất khó dự báo. Ví dụ, công nghiệp sản xuất ôtô, công nghiệp cơ khí, kể cả các loại công nghiệp truyền thống như chế biến nông sản cũng thay đổi ngoài các dự báo ban đầu.

6-105

Theo kinh nghiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của thế giới (Mỹ, Nhật, Úc, Hà Lan, Thái Lan, Malaysia) thành phần chất thải công nghiệp sẽ ngày càng đa dạng và phức tạp, nhưng thành phần và khối lượng tái chế ngày càng tăng, lượng chất thải ngày càng giảm do giá nguyên liệu ngày càng tăng và trình độ công nghệ ngày càng cao. Mặt khác các loại thuế môi trường ngày càng cao và các chương trình giám sát, kiểm tra ngày càng chặt chẽ cũng sẽ làm giảm khối lượng chất thải từ các quá trình sản xuất..

Các số liệu theo dõi (quản lý) thành phần chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại do các nhà máy tái chế và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tiếp nhận từ năm 2000 đến nay (2008) cho thấy, thành phần chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại ít thay đổi, chủ yếu là các chất thải có tính cháy nổ, ăn mòn và độc hại, các loại chất thải hoạt tính có khối lượng rất nhỏ và ít thấy xuất hiện. Các chất thải nguy hại sau đây đã và có thể vẫn tiếp tục phát sinh với khối lượng lớn trong tương lai, ít nhất là đến năm 2015:

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)