Bưu chính-viễn thông đã có bước phát triển nhanh trong những năm qua. Giai đoạn 1991- 1995, lĩnh vực viễn thông, khởi đầu giai đoạn phát triển, bằng cuộc cách mạng kỹ thuật, chuyển đổi toàn bộ thiết bị chuyển mạch – truyền dẫn sang kỹ thuật số (Digital) với việc lắp đặt các tổng đài điện thoại điện tử. Mạng điện thoại phát triển nhanh, dung lượng mạng đến năm 1995 đã tăng lên 238.500 máy, nâng mật độ máy trên 100 dân từ 0,65 máy/100 dân năm 1991 lên 4 máy/100 dân năm 1995. Giai đoạn 1996-2000, mạng lưới bưu chính phát triển rất nhanh. Về viễn thông, so với dung lượng năm 1995, dung lượng tổng đài năm 2000 đã tăng gấp 3,1 lần, cơ bản đáp ứng được nhu cầu lắp đặt điện thoại trong thành phố.
Giai đoạn từ 2000-2005, ngành bưu chính viễn thông chuyển mạnh sang thời kỳ phát triển. Có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường cung cấp dịch vụ bưu chính - viễn thông và Internet. Dưới áp lực cạnh tranh, giá cước các dịch vụ viễn thông và Internet trong giai đoạn này giảm mạnh. Hơn nữa, các nhà cung cấp không ngừng nâng cấp hệ thống mạng, phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới với nhiều mức cước phí đa dạng phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng.
Tổng số máy điện thoại đến cuối năm 2005 đạt gần 3.600.000 thuê bao, trong đó điện thoại cố định đạt 1.100.000, điện thoại di động là 2.500.000 đạt mật độ 57.77 máy/100 dân. Về bưu chính đến năm 2005 có 226 bưu cục và 39 điểm bưu điện văn hóa xã. Đáng chú ý là ngoài Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, Viettel và SPT cũng đã xây dựng được hệ thống bưu cục của
2-49
riêng mình góp phần làm tăng tính đa dạng và cạnh tranh trong dịch vụ bưu chính. Tính bình quân mỗi bưu cục có bán kính phục vụ là 1,78 km và số dân được phục vụ trung bình là 27.038 người/bưu cục. Ngoài ra trên địa bàn thành phố có hơn 2.000 đại lý Internet công cộng, tăng 50% so với năm 2004 và hơn 70.000 thuê bao băng thông rộng ADSL. Số thuê bao dial-up quy đổi đạt gần 700.000 thuê bao.
Tính đến cuối tháng 10/2006, tổng số máy điện thoại di động đạt gần 4,9 triệu thuê bao, trong đó có 1,29 triệu thuê bao cố định đạt mật độ 21 máy/100 dân và 3,61 triệu thuê bao di động. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động đã xây dựng đước 1430 trạm thu phát sóng điện thoại di động. Về bưu chính, hiện trên địa bàn có 199 bưu cục (trong đó Bưu Điện thành phố có 192 bưu cục, Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông sài gòn có 6 bưu cục) và 40 điểm Bưu Điện Văn Hóa Xã (đều trực thuộc Bưu điện Tp). Số lượng đại lý bưu điện đạt 2320 điểm, có 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh. Tổng số thuê bao Internet băng thông rộng ADSL đạt 182.000 thuê bao. Số lượng đại lý Internet trên toàn thành phốđạt 4.127 đại lý.