Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với các tỉnh lân cận bằng hệ thống đường bộ, sôi động nhất là quốc lộ 51 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu; quốc lộ 1A, tỉnh lộ 50, 824 và 825 đi Long An; tỉnh lộ 25B, quốc lộ 1A đi Đồng Nai; tỉnh lộ 824 và quốc lộ 13 đi Bình Dương; quốc lộ 22 hoặc theo đường Trung Lập Hạ đi Tây Ninh. Trong tương lai, thành phố sẽ tiếp tục hiện đại hóa, mở rộng các tuyến đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu giữa các vùng kinh tế trong nước và với nước ngoài. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp cũng như mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế.
Mạng luới giao thông đường bộ:
Mạng lưới đường trong thành phốđược phân bố theo dạng hướng tâm gồm 12 trục chính theo các hướng Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Giai đoạn 1991-1995, chủ yếu cải tạo nâng cấp và chống xuống cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông. Đến cuối năm 1995, tổng chiều dài mạng lưới đường toàn thành phố là 1.685 km, diện tích đường là 13.277.800 m2; Mật độđường bình quân thành phố là 0,8 km/km2, mật độđường bình quân đầu người là 0,36 km/1.000 dân. Giai đoạn 1996-2000, hệ thống hạ tầng kỹ thuật từng bước chuyển từ thời kỳ sửa chữa cải tạo chống xuống cấp và nâng cấp sang thời kỳ phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tính đến năm 2000, tổng chiều dài đường là 1.915 km, với tổng diện tích đường là 15.090.200 m2. Mật độđường bình quân toàn thành phố tuy đã đạt được cao hơn, nhưng không nhiều so với 5 năm trước, khoảng là 0,91 km/km2 . Do dân số tăng nhanh nên mật độ đường bình quân đầu người vẫn không tăng, khoảng là 0,36 km/1.000 dân.Giai đoạn 2001-2005, hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông thành phố được quan tâm đầu tư với các dự án lớn được triển khai nhưĐại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Trường Chinh, Đại lộĐông-Tây và đường hầm Thủ Thiêm; dự án cầu Thủ Thiêm; đường vành đai phía Đông… Trong 5 năm, chiều dài đường thành phố tăng từ 1.921 km lên 3.038 km, tốc độ tăng bình quân chiều dài đường đạt 12%/năm. Mật độđường bình quân toàn thành phốđã đạt 1,15 km/km2; nhưng mật độđường bình quân đầu người vẫn chỉ tăng lên không đáng kể, khoảng 0,4km/1.000 dân. Đến 2005, diện tích đất dành cho giao thông trên địa bàn thành phố là 6.481 ha, mới chỉ chiếm 7,8% diện tích đất đô thị. Ngoài đường bộ, thành phố có nhiều cầu, trong đó khoảng 14% tập trung ở các quận ven và các huyện ngoại thành, bị hư hỏng nhiều, có nguy cơ sụp đổ. Đây là một nhu cầu cấp bách đòi hỏi thành phố phải giải quyết.
Mạng lưới giao thông đường thủy:
Trên địa bàn, tổng chiều dài mạng lưới sông-kênh-rạch trên địa bàn thành phố có thể sử dụng vận tải là 1.200 km. Tuyến đường sông quốc gia nối thành phố với đồng bằng sông Cửu Long. Đoạn chiều dài sông Sài Gòn thuộc địa bàn Thành phố có luồng rộng 90 m và sâu -5 m, cho phép lưu thông các loại tàu ghe 400 DWT, sà lan 1500 DWT.
Hệ thống cảng biển tại thành phố có 4 cảng chính, có đủ thiết bị, năng lực bốc xếp, đủ số cầu cho nhiều tàu cập bến cùng một lúc (Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé và VICT). Sản lượng xếp dỡ chiếm 85% tổng lượng hàng tổng hợp, bao gồm cả hàng container qua cảng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và chiếm 90% sản lượng hàng hóa của cụm cảng thành phố; phục vụ
2-43
cho thành phố khoảng 30% tổng lượng hàng hóa và 70% trung chuyển cho cả khu vực phía Nam. Năm 2005, tổng khối lượng vận chuyển khoảng xấp xỉ 30 triệu tấn. Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật, cầu bến cho phép nâng công suất tối đa là 35 triệu tấn/năm. Từđó cho thấy cụm cảng hiện nay đã được khai thác hiệu quả và gần đạt đến mức công suất tối đa. Nhưng do nằm sâu trong nội địa, không có đường sắt tiếp nối, nên theo tinh thần Nghị Quyết số 20/NQ-TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị, hệ thống cảng trên sông Sài Gòn đang từng bước triển khai di dời với lộ trình và bước đi thích hợp đến năm 2010.
Hệ thống cảng sông khu vực thành phố rất phân tán, chủ yếu nằm dọc theo kênh Đôi và kênh Tẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu, tác nghiệp hàng ngày bằng thủ công, năng suất thấp. Khối lượng hàng hóa thông qua của các cảng đạt khoảng 1,8 triệu tấn/năm.
Giao thông đường sắt:
Tại thành phố hiện nay chỉ có 1 tuyến đường sắt quốc gia Bắc-Nam khổ 1m vào đến ga Hòa Hưng, tính từ ga Trảng Bom về ga Hòa Hưng dài 56 km. Tổng diện tích chiếm đất của các nhà ga trên địa bàn Thành phố là 238,4 ha. Mạng lưới đường sắt và hệ thống ga chưa đáp ứng yêu cầu chuyên chở của khu vực phía Nam. Thành phố chưa có hệ thống đường sắt vận tải nội đô, không có đường sắt tiếp nới với các Cảng biển.
Giao thông đường hàng không:
Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nằm cách trung tâm thành phố 6 km về phía Tây Bắc, là sân bay lớn nhất Việt Nam hiện nay. Qua nhiều thời kỳ phát triển, diện tích sân bay đã bị thu nhỏ lại từ 1.500 ha xuống còn 886 ha. Năm 2005, sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ 7 triệu khách thông qua, chiếm một nửa trên tổng số 14 triệu khách sử dụng sân bay tại Việt Nam. Hệ thống nhà ga hiện nay có công suất 5 triệu hành khách/năm hầu nhưđã quá tải, nhà ga quốc tế mới với năng lực 8-10 triệu khách năm dự kiến hoàn thành cuối năm 2006. Tuy nhiên Sân bay Tân Sơn Nhất không thể mở rộng thêm và ngày càng lọt vào vùng trung tâm mở rộng của Thành phố.
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng:
Mạng lưới tuyến buýt hiện nay có dạng hướng tâm, kết nối trực tiếp từ khu vực ngoại vi đến trung tâm thành phố, đầu mối chính là Bến Thành. Tổng số tuyến buýt toàn thành phố là 205 tuyến, tổng chiều dài các tuyến khoảng 3.800 km, mật độ tuyến so với diện tích là 1,81km/km2. Về phương tiện, đến năm 2005, toàn Thành phố có 3.323 xe tham gia hoạt động buýt, bình quân 28,7 ghế/xe (49,6 chỗ/xe). Đạt sản lượng năm 2005 đạt 254,26 triệu lượt hành khách với các loại xe buýt. Bình quân 562 ngàn lượt hành khách /ngày. Nếu ước tính nhu cầu đi lại của thành phố năm 2005 khoảng 12 triệu lượt/ngày, thì dịch vụ xe buýt hiện nay chỉđáp ứng được khoảng 4,7 % nhu cầu đi lại. Tỉ lệđáp ứng này quá thấp so với yêu cầu đối với một thành phố lớn. Do đó thường xuyên xảy ra kẹt xe tại các trục giao thông trong các giờ cao điểm.
2-44
Nguồn cung cấp nước sạch chính của thành phố hiện nay do Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn quản lý. Tổng công suất của các nguồn cấp nước đến 2005 là 1.236.000 m3/ngày. Nếu tính từ năm 1991 đến nay, nguồn cung cấp nước cho thành phố tăng được gần 600.000 m3/ngày. Tổng sản lượng nước sản xuất năm 2005 là 371,074 triệu m3. Lượng nước cung cấp bình quân đầu người tính chung toàn TP năm 2005 là 97 lít/người/ngày, cao hơn so với năm 1991 (95,6 lít/người/ngày) nhưng giảm so với năm 1996 (101lít/người/ngày). Sở dĩ như vậy là do nguồn cung cấp có tăng, nhưng thất thoát còn lớn, cộng với tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng lượng nước cung cấp. Dịch vụ cấp nước trên địa bàn còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng nước cấp.
Mạng lưới cấp nước của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn mới cung cấp được cho 74,6% hộ dân trên địa bàn và chủ yếu tập trung ở các quận nội thành. Nếu tính cả số hộ dân được cung cấp nước sạch từ Chương trình nước sinh hoạt nông thôn và ngoại thành thì tỉ lệ hộ dân được cấp nước mới đạt 85,3%. Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt không đảm bảo theo quy hoạch 150-180 lít/người/ngày, với 90 - 95% số dân đô thịđược cấp nước. Nguồn nước cấp đến năm 2005 mới đạt 79% dự kiến nhu cầu. Nguồn nước sông Đồng Nai vẫn là nguồn cấp nước chủ yếu, chiếm 67%, sông Sài Gòn 24% và nguồn nước ngầm 9%.
Nguồn cung nước
Nhà máy nước Thủ Đức: là nguồn cung cấp nước sạch chính cho thành phố hiện nay. Hiện công suất của Nhà máy là 750.000 m3/ngày đêm. Nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ sông Đồng Nai qua trạm bơm Hóa An. Đường ống chuyển tải nước thô về thành phố có đường kính 1.800 mm, dài 10,8 km.
Nhà máy nước BOT Bình An: công suất 100.000 m3/ngàyđêm, bắt đầu cấp nước từ tháng 8/1999. Nhà máy lấy nước thô từ sông Đồng Nai qua trạm bơm đặt tại chân cầu Đồng Nai (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) công suất 105.000 m3/ngày đêm. Nhà máy xử lý đặt tại đồi Bình An, huyện Thuận An - Tỉnh Bình Dương. Đường ống nước thô dài 3,2 km, đường kính 1.200 mm bằng thép dẫn nước thô đến nhà máy xử lý. Đường ống nước sạch dài 6 km, đường kính 1.000 mm bằng thép dẫn nước từ nhà máy xử lý đến bể chứa tại nhà máy nước ThủĐức.
Nhà máy nước Tân Hiệp: công suất 300.000 m3/ngàyđêm, bắt đầu cấp nước từ 2004. Nguồn nước thô lấy từ sông Sài Gòn, gần cầu Bình Dương.
Nhà máy nước ngầm Hóc Môn: công suất 50.000 m3/ngày đêm, bắt đầu cấp nước vào tháng 8 năm 1995, cung cấp nước cho các quận Tân Bình, quận 6, quận 11, được nối với mạng lưới đường ống hiện có thành một hệ thống liên hoàn hỗ trợ cho nhau.
Hệ thống giếng ngầm: ngoài nhà máy nước Thủ Đức, Bình An và Hóc Môn, hệ thống cấp nước thành phố còn được bổ sung nguồn nước từ hệ thống gồm 39 giếng do Công ty Cấp nước quản lý bao gồm cụm giếng Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, và các giếng khoan nằm rải rác trong TP. Trong đó có 11 giếng được xây dựng sau năm 1975, 28 giếng cũ đã được sửa chữa phục hồi hiện đang khai thác. Nước giếng bơm lên một số phải xử lý sắt mới hòa vào lưới phân phối để cung cấp. Tổng công suất phát nước của hệ thống giếng này khoảng 40.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra còn một số lượng lớn giếng ngầm của chương trình nước sạch nông thôn do UNICEF
2-45
tài trợ hiện do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý và khoảng 50.000 giếng do các đơn vị sản xuất - dịch vụ và hộ dân tự khoan đang được sử dụng.
Trạm cấp nước Bình Trị Đông: công suất 12.000 m3/ngàyđêm, bắt đầu cung cấp nước từ tháng 2/1999.
Mạng lưới chuyển tải và phân phối
Mạng lưới chuyển tải nước sạch
Gồm 3 tuyến ống chính:
- Tuyến thứ nhất từ nhà máy nước Thủ Đức về thành phố có đường kính 2000 mm, dài 12,4 km bằng bê tông cốt thép dựứng lực, có nòng thép. Năm 1991, Công ty Cấp nước đo kiểm định hệ số dẫn nước C (hệ số HAZEN) chỉ còn 107,4 giảm rất nhiều so với khi mới xây dựng là 140. Tuy nhiên chưa phát hiện dấu hiệu hư hại, do đó dự đoán khả năng vẫn có thể chuyển tải ở mức 750.000 m3/ngày đêm. Riêng đoạn ống đi ngầm qua đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 21 m nên gặp khó khăn khi xác định tính chất bảo đảm an toàn.
- Tuyến thứ hai từ nhà máy nước ThủĐức đến khu công nghiệp Biên Hòa cung cấp nước cho khu công nghiệp có đường kính 600 mm dài 13,28 km bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, có nòng thép, riêng đoạn qua cầu Đồng Nai là hai tuyến ống bằng thép 350 mm dài 450 m song song nhau. Tuyến ống bắt đầu sử dụng từ năm 1967 và đến nay đã qua ba lần sửa chữa.
- Tuyến thứ ba từ nhà máy nước ngầm Hóc Môn về Tân Hóa theo đường Cách Mạng Tháng 8 và Hương lộ 14 có đường kính 800 mm đến 1.000 mm dài tổng cộng 7 km bằng thép có lớp bảo vệ chống ăn mòn hóa học bên ngoài và tráng xi măng bên trong, chuyển tải nước sạch từ nhà máy qua Tân Bình về quận 11. Ống mới, còn sử dụng tốt, có khả năng chuyển tải 100.000 m3/ngày đêm.
Mạng lưới phân phối
Mạng lưới phân phối nước của thành phố rất phức tạp và đa dạng do việc phát triển không đồng bộ qua nhiều thời kỳ khác nhau. Chủ yếu trên khu vực nội thành cũ với diện tích khoảng 140 km2, gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Ngoài ra mạng lưới còn cung cấp nước cho khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Hiệp Phước và một số khu vực ở các quận mới. Các khu vực còn lại trong thành phố tuy có mạng lưới đường ống nhưng còn rất hạn chế nên chỉ cung cấp nước cho một bộ phận dân cư.
+ Mạng cấp I: chủ yếu để chuyển nước từống 2000 mm sang mạng cấp II, cấp III.
+ Mạng cấp II: tiếp nhận nước từống chuyển tải hoặc các ống cấp I để thông qua mạng cấp III (có khi trực tiếp không qua mạng cấp III) cấp nước cho một hoặc nhiều địa bàn tiêu thụ.
+ Mạng cấp II, III tại thành phố thường là ống gang xám, ống gang dẻo, ống nhựa PE, ống nhựa PVC. Trong đó, khoảng 9% chiều dài mạng lưới là ống gang cũ, đã sử dụng trên
2-46
50 năm, nhiều đoạn đã bịăn mòn, tập trung ở các quận trung tâm như quận 1, một phần quận 3 và quận 5. Các tuyến ống đặt trong giai đoạn từ 1940-1960 với 50 % ống 80 mm, còn lại đa số là ống 150 mm và 250 mm, chủ yếu ở vùng phía đông quận 5 và phía nam quận 10, cũng bị mục bể nhiều. Một số ống fibroximăng (abestos cement) có đường kính từ 80 mm đến 500mm với tổng chiều dài khoảng 1.301 km, ngoài ra cũng còn tồn tại một số ít ống cỡ 40 - 60 - 80 mm ở các đường nhỏ cụt làm nhiệm vụ nhưống cấp III với tổng chiều dài khoảng 1.800 km. Hiện có khoảng 430 km ống cấp II - III có tuổi thọ trên 80 năm cần được cải tạo để giảm thiểu thất thoát nước, ngăn ngừa nhiễm bẩn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước.