- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát
N ội dung 2 Đề xuất giải pháp ngăn ngừa và quản lý POPs
Mục tiêu thực hiện nội dung 2 là chương trình sẽ phải tập trung vào các nguồn chính và bảo đảm sử dụng các phương pháp giảm thiểu có hiệu quả cao nhất.
Các nội dung chính bao gồm:
Xem lại các qui định hiện hành và đề xuất các giải pháp khắc phục
Xem xét các hoạt động cưỡng chế hiện tại và đề xuất giải pháp khắc phục.
Xác định và so sánh các giải pháp kiểm soát tiềm tàng trên các khía cạnh về tính hiệu quả, giá thành và khả năng ứng dụng.
Xác định và thỏa thuận trách nhiệm về việc thực hiện. Lưu ý đến các vấn đề xã hội liên quan (ví dụ tác động tiềm tàng do sử dụng thuốc trừ sâu).
Xác định và đặt kế hoạch cho các yêu cầu giám sát POPs. Tiến hành tư vấn trên chiến lược với những liên quan chính. Tổng kết chiến lược và các chương trình hành động.
Đề xuất các nội dung thực hiện như sau:
Xem xét lại các quy định
Thiết lập một chiến lược giảm thiểu chất thải nguy hại, bao gồm ngăn ngừa phát thải, sản xuất sạch hơn, tái sử dụng và thu hồi vật liệu và năng lượng
Thiết lập cơ sở xử lý cho tất cả các loại chất thải nguy hại bao gồm xử lý lý/hóa, thiêu đốt và chôn lấp. Vì thị trường sẽ chi phối sự phát triển, nên thực hiện các tiểu kế hoạch dưới đây:
Xử lý hóa lýlượng chất thải nguy hại ước tính trong năm 2010;
Công nghệ thiêu đốt nên được xây dựng từng bước, ban đầu dựa trên công nghệ hiện có ở Việt Nam;
Ngành dầu khí có nguồn lực và nên tiếp tục tìm cách giải quyết vấn đề quản lý chất thải nguy hại của mình.
6-162
Tăng cường khả năng kiểm sát và cưỡng chế thi hành quy chế và giấy phép của các Sở MTTN;
Để tiến hành cưỡng chế và năng cao nhận thức đòi hỏi phải có sự phối hợp
Bắt đầu từ các công ty quản lý chất thải nguy hại. Tiếp tục từng bước với chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong các ngành công nghiệp được chọn; Xây dựng Kế hoạch tham gia của các bên để mở rộng sự tham gia của cộng
đồng vào công tác quy hoạch quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam; Đưa ra các văn bản pháp lý mới về vận chuyển, thiêu đốt và chôn lấp chất
thải nguy hại;
Xây dựng Quy chếđặc biệt liên quan đến việc lưu giữ, sử dụng và tiêu huỷ POPs. Về cơ bản qui chế này phải được phát triển dựa vào nền tảng là qui chế quản lý chất thải nguy hại của Việt Nam;
Hệ thống chứng từ và chứng từ: Hệ thống chứng từ cho POPs rất quan trọng để giúp cho việc theo dõi đường đi của POPs từ chủ nguồn thải đến nơi tiêu hủy cuối cùng, cung cấp thông tin về quản lý POPs đó, cũng như có những lưu ý an toàn trong vận chuyển;
Đăng ký chủ nguồn thải chất thải POPs (nếu trước đây chỉđăng ký theo qui chế quản lý chất thải nguy hại thì nay đăng ký theo qui chế riêng của POP).
Các vấn đề về thể chế, cưỡng chế và giấy phép đối với POPs
Định ra khung thể chế rõ ràng cho công tác quản lý nhà nước ở Việt Nam và khu vực thành phố Hồ Chí Minh về hệ thống quản lý riêng cho POPs để thực hiện việc tuân thủ công ước Stockhom mà nước ta đã ký tham gia, trong đó bao gồm cả việc hình thành các khung tổ chức nhân sự hành chánh;
Soạn thảo văn bản pháp lý và các hướng dẫn cụ thể về quản lý POPs trên địa bàn của mình; cấp giấy phép cho các công ty quản lý chất thải nguy hại; Giám sát tình trạng tồn trữ và phát sinh POPs; Kiểm soát và cưỡng chế; Xử phạt về chất thải nguy hại ở các cấp; Đào tạo và nâng cao nhận thức…;
Qui chế trách nhiệm rõ ràng của các chủ nguồn thải chất thải nguy hại nói chung và POP nói riêng;
Gia tăng nguồn nhân lực trong quản lý chất thải nguy hại, đặc biệt là với POP;
Công tác kiểm soát và cưỡng chế cũng phải áp dụng trên các hoạt động liên quan đến toàn bộ chu trình quản lý POPs, nhất là đối với các hoạt động không hợp pháp, cố tình gây đổ tràn hay thải bỏ, xử lý hay tái chế không giấy phép, tiếp nhận chất thải bất hợp pháp và làm sai thông tin;
6-163
Cần phát triển một loại giấy phép đặc biệt dành riêng cho POPs và phải thể hiện các yêu cầu về môi trường trong giấy phép đó;
Xác định các giải pháp kiểm soát POPs
Giảm thiểu chất thải – Sản xuất sạch hơn (CP)
Chiến lược giảm thiểu chất thải là một cấu phần thiết yếu của hệ thống quản lý chất thải nguy hại thống nhất. Chiến lược tập trung vào phần phòng ngừa của vấn đề và nên được nhấn mạnh không kém so với các giải pháp xử lý chất thải hiện nay. Phương pháp sản xuất sạch hơn được sử dụng nhằm cố gắng đạt được các mục tiêu giảm thiểu chất thải nhờ điều chỉnh hay thay đổi quy trình sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu tại nguồn. Một số chương trình SXSH đang diễn ra tại TPHCM được một vài năm, nhưng không trực tiếp nhằm vào các công ty phát sinh chất thải nguy hại. Kiến nghị là cần phải áp dụng ngay đối với các doanh nghiệp là chủ nguồn phát sinh chất thải nguy hại, nhất là POPs.
Trao đổi trên thị trường trao đổi chất thải
Theo một số nghiên cứu ban đầu đã thực hiện trong những năm gần đây tại địa bàn thành phố, một thị trường trao đổi chất thải nhằm giúp các doanh nghiệp có chất thải tiếp xúc với những doanh nghiệp khác có thể sử dụng chất thải này cho nhiều mục đích. Thị trường này sẽ chịu sự quản lý của nhà nước thông qua sự điều hành của
Trung tâm trao đổi chất thải – hạt nhân của thị trường. Khi đã sắp xếp được sự liên lạc giữa hai bên, việc trao đổi chất thải có thể diễn ra và các lực của thị trường sẽ quyết định xem chủ nguồn thải hay người nhận chất thải sẽ phải trả chi phí thu gom, vận chuyển và giao nhận vật liệu, hay chỉ có trao đổi mà không phải chi trả. Chủ nguồn thải tiết kiệm được chi phí tiêu hủy còn người nhận chất thải sẽ tiết kiệm được nguyên vật liệu.
Thu hồi chất thải (tái sử dụng, tái chế)
Chất thải chứa dầu, dung môi hữu cơ, nhất là có chứa clo thì nếu có biện pháp thu hồi không khả thi thì nên được xem xét khả năng thiết lập một hay nhiều nhà máy thiêu đốt thích hợp, hoặc sử dụng lò xi măng trong tương lai.
Xử lý bằng nhiệt (thiêu đốt)
Xu hướng kiến nghị chung là sử dụng lò nung clinker trong nhà máy sản xuất xi măng để thiêu đốt toàn bộ POPs cần tiêu huỷ. Tất nhiên quá trình thiêu đốt này sẽđược tiến hành đồng thời với các đối tượng là chất thải nguy hại cần thiêu đốt khác và phù hợp với qui hoạch tổng thể quản lý chất thải nguy hại của Việt Nam. Do không có lò xi măng nào sản xuất clinker trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận nên chất thải POPs sẽ phải được vận chuyển tới các công ty xi măng ở tỉnh Kiên Giang (ví dụ công ty Holcim Việt Nam). Điều này không có nghĩa là đây là lựa chọn duy nhất trong tương lai, nhưng các công ty xi măng khác không nên được thông qua trừ khi họ
6-164
có thể tiến hành các cải thiện cần thiết và chứng minh được quy trình vận hành an toàn và nhân viên có năng lực phù hợp sử dụng chất thải nguy hại.
Lưu giữ, thu gom và vận chuyển POPs
Tuân thủ tuyệt đối Luật Bảo vệ Môi trường ban hành năm 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẩn liên quan về quản lý chất thải nguy hại của Việt Nam
Gia tăng nhận thức của các đối tượng có liên quan
Mục tiêu là nâng cao nhận thức của các phương pháp đơn giản mà có thể sử dụng để làm giảm thiểu phát thải của POPs vào môi trường sẽ có một tác động đáng kể đến việc phát thải.
Các nội dung bao gồm:
Xác định các nguồn chính mà việc nâng cao nhận thức sẽ là một biện pháp kiểm soát có hiệu quả nhất;
Xây dựng kế hoạch hành động để nâng cao nhận thức;
Thực hiện các bước đầu tiên của kế hoạch hành động (xây dựng các tư liệu nâng cao nhận thức và phổ biến chúng).
Thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì (cần có sự tham gia của Sở Công Thương , Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn và các Phòng Quản lý Môi trường Tài nguyên quận huyện). Thời gian kéo dài nhiều năm và liên tục.
Thực hiện dự án Pilot
Mục tiêu là cần phải lựa chọn được một dự án có hiệu quả chi phí, có khả năng ứng dụng và thực tế nhất.
Các nội dung chính bao gồm:
Xác định các phương pháp có tiềm năng trong chiến lược có thể thực hiện ngay lập tức;
Chọn lựa các phương pháp ưu tiên hiệu quả chi phí và thực tế nhất; Thực hiện dự án Pilot để thử nghiệm các giải pháp kiến nghị.
Thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì (cần có sự tham gia của Sở Công Thương , Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn cùng một số doanh nghiệp và cơ quan hữu quan).
6.4.5. Kế Hoạch Hành Động Cụ Thể
Một số hoạt động nhằm thực hiện nội dung 1
6-165
Hoạt động 2 Xây dựng và thực hiện khảo sát công nghiệp để xác định nguồn thải chính và ước tính số lượng.
Hoạt động 3 Tiến hành thêm một số nghiên cứu trên những nguồn có mức độ phát thải cao nhất hoặc/và cho các nguồn có khả năng đáng ngờ nhất, tập trung vào 06 quận nội thành có tính đại diện cao, tăng mức độ tin cậy cho các nguồn thải chính.
Hoạt động 4 Xem xét các danh mục hiện có của Cục môi trường (NEA) và xây dựng thêm danh mục các nguồn phát sinh và thải bỏ POPs