6-150Thu ế môi tr ườ ng (l ệ phí môi tr ườ ng)

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 150)

- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát

9. Chương trình hợp tác quốc tế.

6-150Thu ế môi tr ườ ng (l ệ phí môi tr ườ ng)

ƒ Thuế tài nguyên

Mục đích của thuế tài nguyên là đẩy nhanh tốc độ tăng giá, qua đó kìm giữ tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên về mức hợp lý. Thuế tài nguyên phải được áp dụng từ từ tránh làm mất cân bằng kinh tế. Nên công bố thời hạn tăng thuế trước 10 năm trở lên giúp các ngành có thời gian điều chỉnh thích ứng; đồng thời bù trừ lại bằng cách giảm bớt các thuế khác. Thuế tài nguyên bao gồm: thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế sử dụng rừng, thuế khai thác mỏ, thuế tiêu thụ năng lượng…

ƒ Thuế ô nhiễm môi trường

Thuế ô nhiễm đánh lên một đơn vị ô nhiễm bằng đúng chi phí ngoại ứng gây ra do đơn vị ô nhiễm đó. Nhà nước chỉ cần định ra một mức thuế ô nhiễm như nhau. Mức thuế này sẽ tạo ra những phản ứng riêng biệt của mỗi xí nghiệp một cách cụ thể và thích hợp. Thuế ô nhiễm thường được tính bằng với chi phí giảm thải biên MCA của xí nghiệp có mức chi phí trung bình. Kinh nghiệm các nước cho thấy, thuế ô nhiễm nếu được thay đổi theo vùng sẽ càng có hiệu quả hơn.

Giấy phép môi trường

Giấy phép thực chất là hạn ngạch sử dụng môi trường, tiền trợ cấp hoặc giới hạn trần cho mức độ ô nhiễm. Việc phân phối ban đầu của giấy phép có liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho phép. Giấy phép này có thểđem ra mua bán, chuyển nhượng trên thị trường dựa trên một có nguyên tắc định sẵn. Giấy phép và thị trường mua bán giấy phép thường được áp dụng cho các loại tài nguyên môi trường khó có thể xác định quyền sở hữu (thường bị sử dụng bừa bãi) nhưđại dương, không khí… Để thực hiện được công cụ này, trước hết chính phủ phải xác định mức sử dụng môi trường chấp nhận được, từđó phát hành giấy phép và ấn định giá cho mỗi giấy phép. Về nguyên tắc, giá giấy phép sử dụng tài nguyên tái tạo có sở hữu không rõ ràng phải ứng với tổng chi phí người sử dụng và chi phí chênh lệch giữa chi phí trung bình và chi phí biên. Còn giá giấy phép ô nhiễm phải ứng với chi phí giảm thải biên (Marginal Abatement Cost – MAC) của xí nghiệp có mức chi phí trung bình.

Cách thức phân phối giấy phép ban đầu được tán thành nhiều nhất là phân phối dựa vào mức sử dụng trước đó (thừa kế quyền sử dụng quá khứ). Số giấy phép sẽ phân phối theo tỷ lệ sử dụng của từng đơn vị trong tổng mức sử dụng hiện có. Nhưng tất nhiên tổng mức sử dụng trong tổng số giấy phép thấp hơn mức sử dụng thực tế.

Nếu người sử dụng nào hạ mức sử dụng thấp hơn lượng cho phép trong giấy phép, họ có thể bán quyền sử dụng còn lại. Điều này có lợi cho người bán quyền sử dụng nếu việc giảm sử dụng rẻ hơn việc bán quyền sử dụng. Và ngược lại sẽ có lợi cho người mua nếu việc giảm sử dụng tốn kém hơn việc mua giấy phép.

6-151

Hệ thống ký quỹ – hoàn chi và cam kết bảo đảm – cam kết thực hiện

Các hệ thống này bao gồm việc ký qũy trước một số tiền cho các sản phẩm hoặc các hoạt động có tiềm năng gây tổn thất môi trường. Nếu các sản phẩm được sản xuất ra mà các tiêu chuẩn chất lượng môi trường không bị vi phạm hoặc các hoạt động khai thác mỏ, khai thác gỗ, khai thác đại dương… vẫn bảo đảm an toàn về môi trường thì số tiền đã ký thác sẽđược hoàn trả. Ngược lại số tiền ký quĩ trước đó sẽđược sử dụng vào việc phục hồi môi trường nếu cam kết bị vi phạm.

Biện pháp này có ưu điểm hơn thuếở chỗ có tác dụng buộc các nhà sản xuất trước khi bước vào hoạt động phải tìm cách ngăn ngừa ô nhiễm hoặc sau khi khai thác phải phục hồi đối tượng môi trường bị khai thác, như trồng lại rừng.

Trợ cấp

Trợ cấp là một công cụ quản lý ngược lại với nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả”. Trợ cấp thường được sử dụng trong những vùng có khó khăn đáng kể về kinh tế. Trợ cấp nhà nước có thể áp dụng cho các hoạt động gây ngoại ứng tích cực như xử lý ô nhiễm, trồng rừng… Nguyên nhân dẫn đến trợ cấp là trong các hoạt động này lợi ích cá nhân thường thấp hơn lợi ích xã hội. Do đó chi phí tư nhân chấp nhận bỏ ra để tiến hành các hoạt động trên không đạt mức chi phí cần thiết xã hội. Trợ cấp nên được thực hiện trong thời gian cốđịnh với một chương trình có hoạch định và kiểm soát rõ ràng, thường xuyên.

Ưu – khuyết điểm của các công cụ kinh tế ƒ Ưu điểm

Các công cụ khuyến khích kinh tế EI có thể sữa chữa sai lầm của thị trường, tạo lập thì trường cho các hàng hóa và dịch vụ, qua đó sử dụng sức mạnh của thị trường điều tiết tối ưu các hoạt động tác động vào môi trường. Công cụ kinh tế làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp giá cả và chi phí, do đó thích ứng tốt với phương pháp phân tích lợi ích – chi phí, dễ dàng đánh giá hiệu quả quản lý.

Các công cụ pháp chế CAC nói chung thường hạn chế khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất, trong khi đó việc sử dụng các công cụ kinh tế cân bằng giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.

Chi phí thấp

Chi phí thấp đạt được từ việc thực hiện khá rõ biện pháp điều chỉnh dựa trên các nguyên tắc căn bản của cơ chế thị trường (chi phí kiểm soát ô nhiễm không giống nhau đối với tất cả các nguồn thải).

Khuyến khích nhà sản xuất thường xuyên cải tiến công nghệ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm

6-152

CAC không khuyến khích nhà sản xuất tiếp tục giảm ô nhiễm khi đã đạt tiêu chuẩn. Vì (1) tốn chi phí, (2) CAC không yêu cầu, (3) không đem lại lợi ích cho nhà sản xuất, (4)đó là cơ sởđể nhà quản lý quy định tiêu chuẩn khắt khe hơn.

Đạt kết quả nhanh hơn và đôi lúc đạt được mục tiêu cao hơn.

Điều này có được là do đầu tư giảm ô nhiễm nhanh thì hiệu quả kinh tế cao hơn. Đạt được đa mục tiêu

EI tạo điều kiện để phối hợp, điều chỉnh các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm với giá thấp nhất.

Thủ tục hành chính đơn giản

Gọn nhẹ, dễ thực hiện đối với nhà sản xuất cũng như nhà sản xuất. Ví dụ như bỏ qua việc tổ chức cấp giấy phép cho dây chuyền công nghệ mới thay thế hay bổ sung. Dễ điều tiết các loại hình sản xuất và thích ứng nhanh với sự phát triển của nền sản xuất

Điều này có được là do việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tạo điều kiện cho một loại hình sản xuất nào đó dễ hòa nhập với nền công nghiệp nói chung cũng như việc mở rộng và phát triển sản xuất. Ví dụ côta ô nhiễm cho phép bất kỳ một công ty nào tham gia thị trường ô nhiễm một cách dễ dàng trong khi tổng lượng ô nhiễm vẫn không đổi.

ƒ Khuyết điểm

Tác động của các công cụ kinh tếđối với chất lượng môi trường là không thể dự đoán được như trong phương cách pháp lý truyền thống, vì những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng cho họ.

Với mức thu phí không thoả đáng, một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm

Công cụ kinh tếđòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành. Tình hình sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở TPHCM

Trong quản lý môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chủ yếu sử dụng các công cụ CAC. Đó là tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản pháp luật, ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố; giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; tiến hành thanh kiểm tra môi trường và áp dụng biện pháp phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm; phân loại dự án đầu

6-153

tư nào thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giải trình kỹ thuật theo yêu cầu quản lý…

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường hiện này ở thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng chưa nhiều và mang tính hỗn hợp. Tuy vậy vẫn có thể tạm chia thành một số công cụ như sau:

ƒ Về phí môi trường

Thành phố đã áp dụng phí/lệ phí người sử dụng (user charge) và bước đầu tiến hành thu phí phát thải đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ như bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh, nhà hàng… đã tiến hành ký hợp đồng thu gom và xử lý rác thải. Họ phải đóng một khoản lệ phí cho đơn vị thu gom. Các hộ gia đình cũng phải đóng phí cho công ty môi trường đô thị cho việc thu gom rác thải sinh hoạt hằng ngày.

Trong một số khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trước khi thải nước thải vào cống góp chung các doanh nghiệp phải tiến hành xử lý sơ bộ đạt yêu cầu xác định trước. Sau khi tập trung nước thải từ các doanh nghiệp về, theo hợp đồng đã ký trạm xử lý của khu công nghiệp sẽ tiến hành xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường ngoài. Và doanh nghiệp sẽ phải nộp một khoản phí cho công ty đầu tư cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp để trang trải những phí tổn cho hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Đối với nước thải xả vào hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố, Ủy ban Nhân dân đã có quyết định đưa ra một khoản phí phụ kèm trong hóa đơn cấp nước sạch. Khoản phí này phục vụ cho việc bảo dưỡng, nạo vét cống rãnh. Điều này góp phần khiến người sử dụng nước có ý thức tiết kiệm nước sạch hơn đồng thời tạo nguồn kinh phí cải tạo hệ thống thoát nước và chống ngập cho thành phố. Tuy vậy chính sách này còn gây nhiều tranh cãi do việc sử dụng quĩ không rõ ràng.

Hiện nay chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đang bước đầu được thực hiện. Phí nước thải sinh hoạt do công ty cấp nước sạch thu kèm theo hóa đơn tiền nước cấp mỗi tháng còn phí nước thải công nghiệp do Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố chịu trách nhiệm thực hiện thu. Công tác này ở giai đoạn đầu tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng cũng đã đạt được nhiều thành quảđáng ghi nhận. Số tiền phí thu được được phân bổ cho các đơn vị liên quan theo luật định phục vụ cho việc thực hiện và duy trì công tác thực thi chính sách cũng như dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn. Chắc chắn không tránh khỏi việc xem xét chỉnh sửa nhằm đạt hiệu quả cao hơn nhưng công cụ này đang dần thể hiện tác dụng trong việc góp phần hạn chế ô nhiễm và điều chỉnh hành vi nhà sản xuất theo hướng phát triển kinh tế thân thiện hơn với môi trường.

6-154

Hầu hết các công ty nước giải khát trên địa bàn đều tiến hành biện pháp này. Sau khi uống nước giải khát, khách hàng phải hoàn trả lại vỏ chai. Nếu không sẽ phải trả thêm một khoản tiền. Biện pháp này giúp công ty thu hồi vỏ chai tái sản xuất thành phẩm đồng thời hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn góp phần hạn chế rác thải ra môi trường.

ƒ Về quỹ môi trường – công cụ trợ cấp

Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng qũy giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Quĩ này được sử dụng xoay vòng do Ngân hành phát triển Châu Á (Asia Development Bank – ADB) tài trợ với số vốn ban đầu là 2.5 triệu USD và UBND Thành phố hỗ trợ 13 tỷđồng. Các doanh nghiệp có thể vay vốn từ qũy này với lãi suất ưu đãi để cải thiện tình hình môi trường và áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn cho bản thân doanh nghiệp. Như vậy việc sử dụng qũy này mang tính chất của một công cụ trợ cấp.

Để khuyến khích đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đầu tư bảo vệ môi trường như thu gom và xử lý chất thải, ngăn ngừa và ứng cứu sự cố môi trường, giao thông vận tải công cộng sử dụng năng lượng sạch, xử lý ô nhiễm và tôn tạo cảnh quan môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động giáo dụng nâng cao nhận thức về môi trường, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) đã trình Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh dự thảo về xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư bảo vệ môi trường (Công văn 2355/TT-SKHCN-môi trường ngày 02/12/2002). Theo chính sách này, các đơn vị đầu tư bảo vệ môi trường với các hoạt động như trên sẽ được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về tiền thuê đất, về tín dụng…

ƒ Về công khai thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm

Hình thức này cũng là một hình thức của công cụ kinh tế. Bởi lẽ doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc về thiệt hại giá trị vô hình của doanh nghiệp mình trước công chúng và các đối tác trong các quyết định giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nếu công chúng biết rằng doanh nghiệp gây ô nhiễm trầm trọng, họ sẽ khiếu nại và giảm niềm tin đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Ngược lại nếu doanh nghiệp bảo vệ môi trường tốt uy tín của doanh nghiệp sẽđược nâng cao và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh.

Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành đưa tên các doanh nghiệp gây ô nhiễm trầm trọng vào “Sách đen” (từ năm 1994). Những doanh nghiệp tuân thủ tốt về bảo vệ môi trường sẽ được đưa vào “Sách xanh” (từ năm 2001). Những danh sách này sẽ được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy việc thông tin này chưa mang tính liên tục và cập nhật lắm nhưng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp. Tính đến năm 2000 đã có 1/3 số doanh nghiệp trong “Sách đen” đầu tư cải thiện ô nhiễm.

6-155

Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thông tin về chất lượng không khí lên bảng tính điện tử (ở chợ Bến Thành) nhiều lần trong ngày.

Nội dung 2-Nghiên cứu xem xét áp dụng công cụ kinh tế vào công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại

Sau khi đã tiến hành công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng nói chung về lợi ích của các công cụ chính sách kinh tế trong quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, cần thực hiện việc nghiên cứu xem xét áp dụng vào thực tế các công cụ này. Đầu tiên cần xác định loại hình công cụ kinh tế thích hợp áp dụng; xem xét các điều kiện cần và đủ để áp dụng các công cụ chính sách kinh tế vào thực tế quản lý; xây dựng kế hoạch áp dụng công cụ kinh tế vào các khâu cụ thể trong quy trình quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại; và cuối cùng là tiến hành áp dụng thí điểm để đánh giá tính khả thi áp dụng và hiệu quả.

Nội dung 3-Đánh giá ưu nhược điểm và nhận xét về những bài học kinh nghiệm

đồng thời lập kế hoạch nhân rộng

Sau khi áp dụng thử nghiệm, cần đánh giá ưu nhược điểm về các khía cạnh: hiệu quả quản lý về mặt nhà nước, hiệu quả khuyến khích cải thiện về môi trường, hiệu quả kinh tế cho bản thân các doanh nghiệp tham gia áp dụng thử nghiệm;

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)