Sửa chữa và bảo trì phương tiện giao thông

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 78)

19. Gỗ 20. Dược phẩm 21. Cao su 22. May mặc 23. Thực phẩm 24. Khác (đúc, chế biến thức ăn gia súc)

Các loại hình công nghiệp nói trên được sắp xếp theo thứ tự dựa trên mức độ nguy hại và khối lượng của chất thải nguy hại phát sinh. Cách sắp xếp này thuận tiện cho việc xây dựng các nguồn phát sinh, lập và thực hiện các chương trình kiểm tra, giám sát, điều tra, tập huấn, … Các số liệu thu thập, thống kê, điều tra và khảo sát từ năm 2003 đến nay cho thấy, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh từ tất cả các cơ sở sản xuất – nhỏ, vừa và lớn (vốn đầu tư trên 10 tỉ đồng hoặc có số lượng công nhân trung bình năm lớn hơn 300-500) – nằm trong và ngoài các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, với khối lượng và thành phần rất khác nhau. Số liệu chi tiết được trình bày trong Phụ lục III.

Ngoài nguồn phát sinh từ chính các nhà máy và cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, một nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại đáng kể khác là các nhà máy và cơ sở công nghiệp ở các tỉnh xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, như Đồng Nai (2.000- 2.500 cơ sở công nghiệp), Bình Dương (1.800-2.000 cơ sở công nghiệp), Bà Rịa – Vũng Tàu (600-800 cơ sở sản xuất), Bình Phước, Tây Ninh, Long An, … Tất cả đều chở chất thải về thành phố để tái chế và xử lý. Nguyên nhân là do duy nhất thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị tái chế, xử lý chất thải nguy hại, đồng thời đây là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu lớn nhất nguyên liệu và sản phẩm sản xuất từ chất thải và phế liệu. Bên cạnh nguồn phát sinh chính từ các cơ sở sản xuất trong nước, thành phố Hồ Chí Minh cũng phải xử lý hàng chục ngàn tấn/năm chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nhập khẩu bất hợp pháp từ nhiều nước trên thế giới (Nhật, Singapore, Hồng Kông, Ý, Đức, …) vào Việt Nam qua cửa khầu thành phố, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Long An.

Bảng 2. 1 Số lượng nhà máy theo từng loại hình công nghiệp (2005)

STT Loại hình Ngoài KCN& KCX TrongKCN&KCX Tổng cộng

Lớn SMEs TC Lớn SMEs TC Lớn SMEs TC

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)