Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước Cấu trúc tổ chức

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 92)

- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát

2.1.2Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước Cấu trúc tổ chức

Cấu trúc tổ chức

Hiện nay (12/2008), thành phố Hồ Chí Minh có hai phòng thuộc sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Đó là phòng Quản lý Môi trường và phòng Quản lý Chất thải rắn thực hiện công tác quản lý chính sách, quản lý điều hành, cũng như giải quyết các sự vụ, sự cố về môi trường thuộc lĩnh vực nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, bùn hầm cầu, nhà vệ sinh công cộng và nghĩa trang. Phòng Quản lý chất thải rắn là phòng quản lý chuyên ngành thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường, giúp việc Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý quy hoạch và quản lý kỹ thuật hệ thống công trình, giám sát chất lượng thuộc lĩnh vực chất thải rắn, bao gồm thu gom, trung chuyển và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý và chôn lấp vệ sinh chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn y tế, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, và lĩnh vực mai táng, quản lý nghĩa trang. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn đảm bảo chất lượng vệ sinh.

Để thực hiện các chức năng trên, Phòng phối hợp với (1) các Phòng, Ban trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, như phòng Quản lý Môi trường, Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Ban quản lý các Khu liên hiệp Xử lý Chất thải Thành phố (MBS), và (2) các đơn vị liên quan, như Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố (HEPZA), phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện.

6-93

Hình 2.2 đồ hiện trạng tổ chức quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của thành phố Hồ Chí Minh.

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố, phòng Quản lý chất thải rắn cần thực hiện công tác trên hai lĩnh vực chính: quản lý về mặt chính sách (quản lý chính sách) và quản lý về mặt điều hành (quản lý điều hành).

Quản lý chính sách

Công tác quản lý chính sách của Phòng bao gồm (1) hướng dẫn (tập huấn) thực hiện nội dung của văn bản pháp lý do Chính phủ, (2) tham mưu cho Ủy ban Nhân dân ban hành, hoặc đề xuất ban hành các văn bản pháp qui thuộc thẩm quyền của Thành phố, Sở nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại địa phương. Các công việc này bao gồm: xây dựng chiến lược, các định hướng qui hoạch và qui hoạch, các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại căn cứ vào các chiến lược quốc gia, chiến lược của địa phương, qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội, qui hoạch ngành (phát triển giao thông, công nghiệp,…), các nghị quyết, chương trình hành động của trung ương và địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường Phòng quản lý chất thải rắn Phòng tài nguyên và môi trường HEPZA Phòng môi trường Các công ty hạ tầng KCN-KCX Các đơn vị thu gom, tái chế chất thải Các đơn vị VC-XL CTNH Các CSSX ngoài KCN- KCX Các CSSX trong KCN-KCX

Quan hệ trực tiếp mang tính chỉđạo/quản lý Ủy ban nhân dân quận

huyện

Ủy ban nhân dân Tp.HCM

Quan hệ trực tiếp mang tính phối Quan hệ hỗ tương

6-94

Cụ thể, các nội dung liên quan đến các công việc này bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của thành phố định hướng 5 năm và kế hoạch cụ thể (có điều chỉnh) cho từng năm. Hàng năm, Phòng quản lý chất thải rắn đều có kế hoạch quản lý chất thải rắn – chất thải nguy hại. - Xây dựng qui hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại định hướng

dài hạn (đến 20 năm).

- Xây dựng các chương trình hành động:

• Chương trình tuyên truyền về quản lý chất thải nguy hại thông qua các phương tiện truyền thông. Một số chương trình điển hình đã triển khai từ khi Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực như: Sở Tài nguyên và Môi trường liên kết với báo Người Lao động, Sài Gòn Giải Phóng, Tài nguyên Môi trường xây dựng chuyên mục môi trường, phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình thành phố xây dựng chuyên mục môi trường phát sóng định kỳ trên HTV 9, phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động, Tuổi Trẻ, … tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường,…

• Chương trình hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại. Một số chương trình đã triển khai: Chương trình hướng dẫn quản lý chất thải nguy hại cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp (2007), chương trình tập huấn quản lý chất thải nguy hại cho các đối tượng quản lý (2007), chương trình tuyên truyền về quản lý chất thải nguy hại cho các nhà máy trong khu công nghiệp (2008), chương trình giám sát công nghiệp (2004, 2008).

- Tham mưu, đề xuất các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại tại địa phương. Ngay sau khi Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực, là đơn vị đầu tiên của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có qui định về tuyến và thời gian vận chuyển CTNH (6/2007).

- Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại: Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng quản lý chất thải rắn-Phòng quản lý môi trường-Thanh tra), Cảnh sát môi trường thành phố (Phòng Cảnh sát môi trường), Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Tp (Phòng quản lý xây dựng và Môi trường),…

- Xây dựng cơ chế phối hợp liên vùng/tỉnh trong quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.

- Xây dựng các cơ chế khuyến khích, hỗ trợđầu tư vào xử lý chất thải rắn công chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nghiệp và chất thải nguy hại.

- Xây dựng các qui định về mặt kinh tế cho hoạt động quản lý chất thải nguy hại (cơ chế giá xử lý)

- Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý về mặt số lượng và chất lượng. Về số lượng có thể liên kết đào tạo với các đơn vịđào tạo (trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học,…) để bổ sung nguồn nhân lực. Mặt khác, lực lượng quản lý hiện tại cũng cần được đào tạo (hoặc tham quan học tập kinh nghiệm) ngắn-trung-dài hạn tại nước ngoài để nâng cao năng lực quản lý về chất.

6-95

Quản lý điều hành cần phải có mục tiêu cụ thể, định hướng rõ ràng và kế hoạch chi tiết để thực thi. Để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước, phải thực hiện công tác kiểm tra và giám sát (hậu kiểm)

Quản lý điều hành

Về cơ bản, quản lý điều hành là việc giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến Luật bảo vệ môi trường. Để thực hiện chức năng này, các công việc cần thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động quản lý chất thải nguy hại. việc kiểm tra này cần thực hiện song song 2 công việc: thứ nhất, kiểm tra về mặt hồ sơ, giấy tờ và thứ 2, giám sát và xử lý vi phạm bằng quá trình thực địa. thực hiện công việc này cần các qui định/cơ chế hỗ trợ (đã xây dựng trong quản lý chính sách)

- Cải tiến các qui trình, thủ tục hồ sơ. Sau khi, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 để tiêu chuẩn hóa các qui trình thủ tục. Cho đến nay (12/2008), Sở Tài nguyên và Môi trường đã “ISO hóa” các qui trình liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại:

• Qui trình cấp Sổ chủ nguồn thải.

• Qui trình cấp Chứng từ Chất thải nguy hại.

• Qui trình cấp giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý Chất thải nguy hại • Qui trình hướng dẫn phương án xử lý tiêu hủy hàng hóa, chất thải.

- Phối hợp với các đơn vị, trung tâm nghiên cứu để tiến hành giám sát chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.

- Liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước tham quan, học tập kinh nghiệm về quản lý. - Tổ chức các đợt học tập kinh nghiệm tại: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung

Quốc,….

Quan trọng của quản lý điều hành là tổ chức bộ máy và năng lực nhân sự.

Nhân lực và cơ sở vật chất

Hiện nay, để quản lý gần 9.000 nhà máy/cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, chưa tính đến các chủ nguồn thải là các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm,… Sở Tài nguyên và Môi trường có khoảng 50 người tham gia quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, trong đó 22 nhân sự của phòng Quản lý chất thải rắn, hơn 20 nhân sự của phòng Quản lý môi trường và hơn 10 nhân sự của Thanh tra Sở. Ngoài ra còn có nguồn lực từ phòng Quản lý Môi trường (khoảng 4 người) của HEPZA, phòng Cảnh sát môi trường (khoảng 30 người) thuộc Công an Thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường quận huyện (từ 1-3 người cho mỗi quận huyện).

Phải giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, nhưng các đơn vị chỉ được trang bị các phương tiện làm việc cơ bản như: máy tính, hệ

6-96

thống mạng nội bộ,….Chưa được trang bị hệ thống mạng giữa các cơ quan chức năng, việc thống kê thông tin, số liệu bằng thủ công, giấy tờ, chưa có các công cụ tin học hỗ trợ.

Với cơ cấu tổ chức như trên, số lượng, trình độ và sự phân bổ nhân sự được thống kê chi tiết trong Bảng 2.9. Trong số nhân sự thống kê tại Bảng 2.9, số lượng nhân sự cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn cấp thành phố hiện nay là 22 người làm việc tại phòng Quản lý chất thải rắn và 3 người làm việc tại Thanh tra Sở. Theo chức năng, nhiệm vụ của chuyên viên được phân công trong phòng Quản lý chất thải rắn, chỉ có 50% nhân sự (tương đương 11 người) làm công tác quản lý chất thải rắn đô thị và khoảng 1/3 nhân sự này- tương đương khoảng 3- 4 người làm công tác về thu gom vận chuyển, và các cán bộ thực hiện công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cũng cũng từ số cán bộ trên (vừa quản lý chất thải rắn đô thị vừa quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại).

Tại cấp quận huyện, không có nhân sự cho công tác quản lý chất thải rắn riêng mà chỉ có nhân sự cho công tác quản lý môi trường chung, lập thành tổ Môi trường thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, với nhân sự trung bình 3- 5 người cho mỗi tổ. Tại cấp phường xã hầu như không có nhân sự cho quản lý môi trường mà thường là cán bộ kiêm nhiệm để giải quyết các sự vụ có liên quan đến môi trường. Theo Hùng (2007), tỷ lệ công việc về chất thải rắn tại cấp quận huyện chỉ chiểm khoảng 1/3 công việc môi trường. Ước tính theo tỷ lệ khối lượng công việc tại phòng Quản lý chất thải rắn thì công việc quản lý chất thải rắn đô thị cũng chỉ chiếm khoảng 1/2 công việc tại quận huyện. Do đó, tính toán trên thực tế, nhân sự cho công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại cấp quận huyện chỉ chiếm 1/6 lượng nhân sự môi trường. Tỷ lệ này phù hợp với thực tế, bởi theo số lượng nhân sự trong Bảng 2.9, quận huyện có số lượng nhân sự môi trường cao hơn là những quận huyện có tỷ trọng sản xuất công nghiệp cao hơn, thường là các quận huyện ngoại thành có các khu công nghiệp, khu chế xuất, như quận Bình Tân có 7 người, ThủĐức 4 người, huyện Bình Chánh 5 người, Củ Chi 4 người… Chứng tỏ nhân sự môi trường tại cấp quận huyện, mặc dù ít, là phục vụ cho công tác môi trường về lĩnhvực công nghiệp là chủ yếu. Bảng 2.10 Nhân lực quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh (2008) Trình độ nhân sự STT Phòng chuyên môn Số lượng

nhân sự Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Dưới đại học Chuyên môn môi trường

01 Quản lý CTR 22 1 11 9 1 18 02 Thanh tra Sở 3 3 1 03 Quận 1-Tổ MT 3 3 2 04 Quận 2 4 1 2 1 3 05 Quận 3 1 1 1 06 Quận 4 1 1 0 07 Quận 5 3 2 1 2 08 Quận 6 5 3 2 4 09 Quận 7 4 4 3 10 Quận 8 4 4 0 11 Quận 9 3 3 0

6-97 12 Quận 10 3 3 1

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2006-2020 (Trang 92)