- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát
9. Chương trình hợp tác quốc tế.
6.2.3 Những Thuận Lợi và Khó Khăn Trong Việc Thực Hiện Chương Trình Thuận lợ
Thuận lợi
Các quy chế, quy định về quản lý chất thải rắn nói chung và quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nói riêng đang dần được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động hướng dẫn phân loại, tồn trữ, chuyển giao và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đúng nguyên tắc an toàn lao động, phòng chống rủi ro đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường tối ưu.
Khó khăn
Nhận thức về các mối nguy hiểm từ chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đối với người lao động vẫn còn hạn chế, điều này làm cản trởđáng kể hiệu quả tuyên truyền hướng dẫn các thao tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đúng nguyên tắc.
6.2.4 Nội Dung Của Chương Trình
Nội dung 1-Hướng dẫn công tác phân loại và tồn trữ chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại nguồn cho các thành viên của cơ sở sản xuất
6-145
Nội dung tuyên truyền
Phân loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại nguồn Khái niệm và lợi ích,
Cách thức thực hiện phân loại tại nguồn;
Tồn trữ chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại nguồn Khái niệm và lợi ích,
Nguyên tắc tồn trữ chất thải tại nguồn;
Cách thức tuyên truyền
Một số cách thức thực hiện có thể kểđến như sau:
Tổ chức hội thảo các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất về vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì với mục đích là bước đầu nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp vì họ sẽ là nhân tố tuyên truyền tiếp theo cho các thành viên trong đơn vị sản xuất;
Phát tờ bướm, poster với nội dung dễ hiểu, trực quan sinh động;
Phối hợp với các phòng Tài nguyên và Môi trường Quận – Huyện đưa các nội dung an toàn chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại vào chương trình quản lý các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất quản lý;
Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn cho các đơn vị sản xuất tiêu biểu…
Đây cũng chính là cách thức tuyên truyền được sử dụng chung cho các nội dung còn lại.
Nội dung 2-Hướng dẫn công tác chuyển giao và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cho các thành viên trong đơn vị sản xuất
Tổng quan về xứ lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
Các phương pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, Khả năng ứng dụng cho thành phố Hồ Chí Minh,
Một số nguyên tắc lựa chọn nhà máy xử lý chất thải nguy hại; Chuyển giao chất thải
Khái niệm và lợi ích,
6-146
Nội dung 3-Về việc kiểm tra giám sát các hoạt động phân loại tại nguồn, tồn trữ
và chuyển giao & xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trong phạm vi mỗi cơ sở sản xuất
Nội dung này do cơ quan chức năng thực hiện trong loạt chương trình thanh kiểm tra định kỳ. Mục đích là duy trì hiệu quả của công tác tuyên truyền đồng thời tìm kiếm những giải pháp khả thi cho những vấn đề nảy sinh trong thực tế thực thi chương trình chưa được tiên đoán trước.
6.2.5 Kế Hoạch Hành Động Cụ Thể
Một số hoạt động nhằm thực hiện nội dung 1 và nội dung 2
Hoạt động 1
Bàn bạc và thiết lập kế hoạch hợp tác giữa các ban ngành hữu quan để tìm ra cách thức hợp tác hiệu quả nhất;
Lập chương trình tuyên truyền cho các đối tượng này với khung thời gian biểu và nội dung các hoạt động một cách cụ thể;
Hoạt động 2
Xác định các địa điểm thực hiện chương trình thí điểm; Thực hiện chương trình thí điểm;
Hoạt động 3
Đánh giá hiệu quả về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường của mô hình thí điểm từ đó rút ra nhận xét và những bài học kinh nghiệm cho những mô hình nhân rộng sau; Báo cáo kết quả và có kế hoạch nhân rộng mô hình.
Một số hoạt động nhằm thực hiện nội dung 3
Hoạt động 4
Xem xét các điều luật liên quan, phối hợp & bàn bạc với các cơ quan hữu quan; Lập kế hoạch thanh kiểm tra, bố trí nhân sự và phân công công tác cụ thể;
Hoạt động 5
Báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra định kỳ, rút ra bài học kinh nghiệm và có giải pháp linh hoạt đối với những trường hợp cụ thể trong thực tế công tác.
6-147
Bảng 6.3 Kế hoạch hành động cụ thể
Nội dung Hoạt động Nội dung hoạt động Thời gian Cơ quan thực hiện
Hoạt động 1
Bàn bạc và thiết lập kế hoạch hợp tác giữa các ban ngành hữu quan để tìm ra cách thức hợp tác hiệu quả nhất;
Lập chương trình tuyên truyền cho các
đối tượng này với khung thời gian biểu và nội dung các hoạt động một cách cụ thể; 01/2009 – 03/2009 Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng QLMT Quận – huyện, BQL KCN - KCX Hoạt động 2 Xác định các địa điểm thực hiện chương trình thí điểm; Thực hiện chương trình thí điểm; 03/2009 – 12/2009 (như trên) Nội dung 1
Hướng dẫn công tác phân loại và tồn trữ chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại nguồn cho các thành viên của cơ sở sản xuất
Nội dung 2
Hướng dẫn công tác chuyển giao và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cho các thành viên
trong đơn vị sản xuất Hoạt động 3
Đánh giá hiệu quả về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường của mô hình thí
điểm từđó rút ra nhận xét và những bài học kinh nghiệm cho những mô hình nhân rộng sau;
Báo cáo kết quả và có kế hoạch nhân rộng mô hình.
12/2009 – 02/2010 (như trên)
Hoạt động 4
Xem xét các điều luật liên quan, phối hợp & bàn bạc với các cơ quan hữu quan;
Lập kế hoạch thanh kiểm tra, bố trí nhân sự và phân công công tác cụ thể;
02/2010 – 03/2010 (như trên)
Nội dung 3
Về việc kiểm tra giám sát các hoạt động phân loại tại nguồn, tồn trữ và chuyển giao & xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trong
phạm vi mỗi cơ sở sản xuất Hoạt động 5
Báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra định kỳ, rút ra bài học kinh nghiệm và có giải pháp linh hoạt đối với những trường hợp cụ thể trong thực tế công tác.
6-148
6.3 CHƯƠNG TRÌNH ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP- CHẤT