- Cơ sở thu mua phế liệu (ve chai): trên địa bàn thành phố có khoảng 740800 cơ sở thu mua phế liệu Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiể m soát
9. Chương trình hợp tác quốc tế.
6.3 CHƯƠNG TRÌNH ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP CHẤT
THẢI NGUY HẠI
6.3.1. Mục Tiêu
Mục tiêu của chương trình này là nhằm áp dụng các công cụ chính sách kinh tế hỗ trợ cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Các công cụ pháp lý mang tính mệnh lệnh – kiểm soát (CAC – command and control) đã và đang thể hiện được ưu điểm nổi trội của các công cụ này, đó là tính bắt buộc thi hành và cưỡng chế thực hiện cao độ. Điều này rất cần thiết đối với việc quản lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại. Nhưng với suy nghĩ thường trực trong đầu các chủ doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận và lợi nhuận thì cần thiết phải có các công cụ hỗ trợ quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại có tính linh hoạt hơn. Và điều này thể hiện tính ưu việt của các công cụ chính sách kinh tế. Các công cụ khuyến khích kinh tế (EI – economic incentives) cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho các nhà doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp này cân bằng giữa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và lợi ích môi trường của cộng đồng.
6.3.2. Phạm Vi Và Đối Tượng Áp Dụng
Phạm vi và đối tượng áp dụng cụ thể như sau:Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình dự kiến được tiến hành từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010. Khung thời gian biểu cụ thể cho từng hành động của chương trình sẽ được thể hiện rõ trong Bảng kế hoạch hành động chi tiết ở
Bảng 6.3.
6.3.3. Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Việc Thực Hiện Chương Trình Thuận lợi Thuận lợi
Công tác quy hoạch các công cụ chính sách kinh tế trong quản lý môi trường đã được sự quan tâm thiết lập của các cơ quan ban ngành quản lý. Đây là tiền đề tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công cụ này vào thực tế quản lý;
Các công cụ kinh tế không mang tính xa lạ đối với công tác quản lý môi trường nói chung; và hứa hẹn sẽ nhận được sựđồng tình ủng hộ của các nhà doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất – một yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện thành công chương trình.
Khó khăn
Tuy các công cụ kinh tếđã được áp dụng thành công từ lâu trên thế giới nhưng ởđiều kiện Việt Nam, với những tình hình đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh thì cần thiết phải có sự nghiên cứu, điều tra kỹ lưỡng để phát huy những ưu điểm tích cực của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nói riêng.
6-149
6.3.4. Nội Dung Của Chương Trình
Nội dung 1 Phổ biến kiến thức về các công cụ chính sách kinh tế trong quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
Chính sách kinh tế trong quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại Cần có khuyến khích hoặc ràng buộc tài chính để có thểđộng viên, khuyến
khích các doanh nghiệp phát hiện hay tìm ra các cơ hội giảm thiểu chất thải. Để quản lý chất thải nói chung và quản lý hệ thống thu gom tái chế chất thải nói riêng, cần thiết phải áp dụng một cách hài hòa các biện pháp về luật lệ và tài chính nhằm tạo sự cân bằng và tương tác hỗ trợ hiệu quả giữa hai nhóm công cụ này.
Tài chính trong quản lý chất thải cũng là những nỗ lực ghi nhận hoặc công nhận những đối tượng thể hiện sự sẵn lòng chịu trách nhiệm về chất thải của mình.
Một số biện pháp về tài chính có thể áp dụng: Phí rác thải
Ban hành phí rác thải là một biện pháp kinh tế nhằm thay đổi cách thức thải bỏ chất thải dựa trên cơ sở hạch toán chi phí đầy đủ;
Thuế tín dụng
Thuế tín dụng là một ví dụ của hình thức khuyến khích, là khoản tín dụng ưu tiên dành cho các ngành công nghiệp hoặc nhà sản xuất – những người sử dụng nguyên liệu thứ cấp hoặc muốn mua những thiết bị và công nghệ giảm thiểu chất thải hay tái chế chất thải; đặc biệt là các doanh nghiệp tái sinh tái chế hoạt động trong khu liên hợp tái sinh tái chế;
Thuế thay đổi sản phẩm
Là một ví dụ của sự ràng buộc, thuế thay đổi sản phẩm được áp dụng cho các sản phẩm “nghi ngờ” có những tiêu cực về môi trường trên cơ sởđặc điểm phát thải. Tổng quan về các công cụ chính sách kinh tế trong quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
Nhóm công cụ khuyến khích kinh tế (economic incentive – EI) là công cụ quản lý môi trường gián tiếp bên cạnh công cụ quản lý trực tiếp là công cụ chỉ huy và kiểm soát (command and control – CAC). Các công cụ kinh tế có thể sữa chữa sai lầm của thị trường, tạo lập thị trường cho các hàng hóa và dịch vụ môi trường, qua đó sử dụng sức mạnh của thị trường điều tiết tối ưu các hoạt động tác động vào môi trường. Công cụ kinh tế làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp giá cả và chi phí, do đó thích ứng tốt với phương pháp phân tích lợi ích – chi phí, dễ dàng đánh giá hiệu quả quản lý.
6-150 Thuế môi trường (lệ phí môi trường)