TRUNG THỰC

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 111 - 112)

TRONG TRỊ LIỆU VÀ TRONG GIÁO DỤC

TRUNG THỰC

Để trị liệu có kết quả, dường như nhà trị liệu trong liên hệ, cần phải là một con người hợp nhất, hay trung thực. Điều tôi muốn nói là trong liên hệ, nhà trị liệu phải hiện ra bề ngoài y như là bề

trong, không phải chỉ có bề mặt, hay thủ một vai trò, hoặc giả bộ. Tôi đã dùng từ “trung thực” để chỉ sự đồng nhất giữa kinh nghiệm và ý thức. Chính khi nhà trị liệu ý thức được một cách đầy đủ và chính xác điều mà ông kinh qua đúng lúc ấy trong mối liên hệ, là ông hoàn toàn trung thực. Nếu sự trung thực này không có được tới một mức độ đáng kể, thì sự học tập có ý nghĩa không thể xảy ra.

Mặc dầu ý niệm trung thực là một ý niệm phức tạp, tôi tin rằng tất cả chúng ta đều nhận ra nó một cách trực giác và thông thường nơi những người mà chúng ta giao tiếp. Với người này, chúng ta nhận ra là người ấy không những nghĩ đúng như lời người ấy nói, mà những tình cảm sâu xa nhất của người ấy cũng tương xứng với điều người ấy diễn đạt. Như vậy là dù người ấy nổi giận hay âu yếm, hổ thẹn hay nhiệt tình, chúng ta cảm thấy là người ấy là một, ở mọi mức độ – trong điều mà anh ta đang trải qua ở mức độ cơ thể, trong hiểu biết ở mức độ ý thức, và trong những lời nói và những truyền thông. Sâu hơn nữa, chúng ta có thể nhận ra là người ấy chấp nhận những tình cảm hiện hữu của mình. Chúng ta nói về một con người như thế là chúng ta biết rõ lập trường của y. Chúng ta có khuynh hướng được thoải mái và an toàn trong một liên hệ như thế. Với một người khác, chúng ta nhận thấy rằng điều mà hắn nói hầu như chắc chắn chỉ là cái bề ngoài hay cái mặt nạ. Chúng ta tự hỏi không biết thực sự hắn cảm thấy gì, hắn đang trải qua điều gì đằng sau cái mặt nạ này. Chúng ta cũng có thể tự hỏi không biết hắn có biết điều hắn đang thực sự cảm thấy không; ta nhìn nhận rằng hắn có thể không ý thức được những tình cảm mà hắn thực sự đang trải qua. Đối với một người như thế, chúng ta có khuynh hướng dè dặt và thận trọng. Đó không phải là cái loại liên hệ trong đó những sự phòng vệ có thể được bỏ rơi, hay trong đó việc học hỏi có ý nghĩa và sự thay đổi có thể diễn ra.

Như vậy điều kiện thứ hai của trị liệu, là nhà trị liệu biểu lộ được một mức đáng kể về tính trung thực trong liên hệ. Ông ta phải là chính mình một cách tự do và sâu xa, với kinh nghiệm thật về những tình cảm và những phản ứng của mình, phù hợp với một tầm ý thức chính xác về những tình cảm và phản ứng đó trong lúc chúng diễn ra và khi chúng thay đổi.

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w