THÀNH NHÂN CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 70 - 71)

*****

Tôi đã diễn thuyết nội dung chương này lần đầu tiên nhân một buổi Hội ở Đại học Oberlin năm 1954. Tôi cố gắng diễn lại dưới một hình thức hoàn toàn chặt chẽ hơn một vài quan niệm về trị liệu mà tôi đã theo đuổi.

Như thường lệ, tôi cố gắng để cho sự suy tư của tôi được theo sát căn nguyên của kinh nghiệm thực sự trong những cuộc phỏng vấn trị liệu, vì thế tôi đã dựa vào những cuộc phỏng vấn được ghi âm lại như những nguồn gốc của những suy diễn mà tôi đã đưa ra.

*****

Khi làm công việc hướng dẫn tại Đại học Chicago, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với những người có nhiều vấn đề riêng tư khác nhau. Thí dụ, cậu sinh viên này lo nghĩ về thi rớt ở trường, bà nội trợ kia gặp rắc rối về hôn nhân, ông nọ đang cảm thấy mình loạng choạng đi vào chỗ bế tắc tâm lý… Ông kia, phung phí quá nhiều thì giờ vào chốn ăn chơi, và khi làm việc thì lại không hữu hiệu chút nào. Lại cũng có cậu học trò xuất sắc thường đứng nhất lớp, nhưng lại thấy mình bị tê liệt quá vì tin rằng mình là người không thích nghi đến độ tuyệt vọng và vô phương cứu chữa. Lại có người cha ngã lòng về cách cư xử của đứa con mình. Cô gái kia bị xúc phạm nặng nề vì bị kỳ thị màu da, chị nọ lo sợ rằng cuộc sống và tình yêu đang dửng dưng trôi qua và thành tích học tập tốt đẹp của chị là một đền bù không xứng đáng. Cũng có một ông cứ đinh ninh rằng những thế lực mạnh mẽ và nham hiểm đang âm mưu chống lại ông ta… Còn rất nhiều người khác đã đến với tôi với biết bao vấn đề riêng tư của họ. Nói được là họ đã đem lại những kinh nghiệm của cuộc sống. Tuy nhiên tôi cũng không hài lòng chút nào về việc làm một bảng phân loại nào đó vì kinh nghiệm đã cho tôi biết là một vấn đề được đưa ra trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sẽ không

còn là vấn đề được thấy lại trong giờ thứ hai hay thứ ba sau đó. Và cứ như vậy đến cuộc phỏng vấn thứ mười, thì vấn đề đó sẽ hoàn toàn khác hoặc sẽ biến thành một lô những vấn đề khác. Tuy nhiên, mặc dù gặp phải tình trạng quá phức tạp này, tôi vẫn đi đến chỗ tin rằng có lẽ chỉ có một vấn đề mà thôi. Khi tôi theo dõi kinh nghiệm của nhiều thân chủ qua tương giao trị liệu mà tôi cố gắng tạo cho họ, thì dường như tôi nhận thấy là mỗi thân chủ chỉ đặt ra một vấn đề tương tự. Nghĩa là nằm dưới bề mặt của vấn đề mà thân chủ đang bực bội – nào khó khăn về việc học, lôi thôi với vợ ở nhà, bất mãn với chủ nhân, hoặc khó chịu về những thái độ kỳ lạ và những tình cảm đáng lo sợ của mình – vẫn che dấu một thứ khắc khoải chung. Dường như tôi thấy từ đáy lòng của mỗi người đang phát ra câu hỏi: “Thực sự, tôi là ai? Làm cách nào tôi có thể nhận diện được cái “tôi thực” đó đang ẩn dưới mọi hành động bề ngoài của tôi? Làm sao tôi trở nên chính tôi?”

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w