thành, là tôi bị trói buộc bới quá khứ của y, và quá khứ của tôi? Nếu trong cuộc gặp gỡ của tôi với y, tôi đối xử với y như một đứa bé ấu trĩ, một học sinh dốt, một người bị bệnh thần kinh, mỗi quan niệm này của tôi đều hạn chế khả năng thay đổi của y. Buber, triết gia hiện sinh của
trường Đại học Jerusalem, dùng từ “xác nhận người khác”, đối với tôi thật có nghĩa. Ông nói: “Xác nhận có nghĩa là… thừa nhận tất cả tiềm năng của người khác… Tôi có thể nhận thấy trong y, hiểu biết trong y, con người mà y đã được… tạo dựng để trở thành… Tôi xác nhận anh trong chính tôi, rồi trong anh, trong liên quan với tiềm lực nay đế… nó có thể được phát triển, có thế tiến hóa”. Nếu tôi tiếp nhận người kia như một cái gì cố định, đã được chẩn đoán và xếp hạng, đã được uốn nắn bởi quá khứ, thì tôi đóng góp phần xác định giả thuyết hạn chế này. Nếu tôi chấp nhận y như là một tiến trình thay đổi, thì tôi đang làm điều mà tôi có thể làm, để xác định hay thực hiện những tiềm năng của y.
Ở điểm này tôi thấy là Verplanck Lindsley, và Skinner làm việc trong điều kiện thực tế cũng đi đến quan điểm của Buber, triết gia hay nhà thần bí. Ít nhất họ đến gần nhau trên nguyên tắc; một cách khá lạ kỳ. Nếu tôi chỉ nhìn liên hệ như một cơ hội để tăng cường một số những từ ngữ hay những ý kiến nơi người kia, thì tôi có khuynh hướng xác định y như món đồ vật – một món đồ xét về mặt căn bản chỉ là máy móc và điều khiển được. Và nếu tôi thấy điều là tiềm năng của y, thì y có khuynh hướng hành động theo những cách thức ủng hộ cho giả thuyết này. Bởi thế tôi phải – dùng từ của Buber – xác nhận anh như một người đang sinh sống, có thể phát triển nội tâm một cách sáng tạo. Riêng tôi thích lại giả thuyết thứ hai này.
KẾT LUẬN
Trong phần đầu của bài này tôi đã duyệt lại một vài đóng góp mà việc nghiên cứu đã đem lại cho kiến thức chúng ta về những mối liên hệ giữa con người. Cố gắng giữ thứ kiến thức này trong trí, sau đó tôi nêu lên những câu hỏi phát sinh từ quan điểm nội tâm và chủ quan khi tôi đi vào những liên hệ với tư thế một con người. Nếu tôi có thể trả lời tất cả những câu hỏi mà tôi đã nêu
lên, ở thể khẳng định, thì tôi tin rằng tất cả những mối liên hệ của tôi sẽ là những liên hệ trợ lực, sẽ giúp trưởng thành. Nhưng tôi không thể trả lời tích cực cho hầu hết những câu hỏi này. Tôi chỉ có thể cố gắng trong chiều hướng của câu trả lời tích cực mà thôi.
Điều này làm nảy lên trong trí tôi một mối hoài nghi lớn rằng mối liên hệ trợ lực tối đa là loại liên hệ tạo ra bởi một người chín chắn về phương diện tâm lý. Hay nói khác đi, mức độ mà tôi có thể tạo được những liên hệ giúp cho sự tăng trưởng của những người khác như là những cá nhân biệt lập, tùy thuộc ở mức trưởng thành mà tôi đã đạt tới. Về một vài khía cạnh, đây là môt ý tưởng gây bối rối, nhưng cũng đầy hứa hẹn, đầy thách thức. Nó chứng tỏ rằng nếu tôi chuyên tâm tạo nên những liên hệ trợ lực thì tôi có một việc làm suốt đời rất hấp trước mắt tôi, và phát triển những tiềm năng của tôi trong chiều hướng tăng trưởng.
Tôi còn một điều áy náy là vấn đề mà tôi cố giải quyết cho mình trong bài này, có thể ít liên quan tới sở thích và công việc của các bạn. Nếu vậy thì tôi rất tiếc. Nhưng tôi cũng được an ủi phần nào bởi vì tất cả chúng ta, những người đang làm việc trong lãnh vực giao tế nhân sự và đang
cố gắng tìm hiểu trật tự căn bản của lãnh vực đó, chúng ta đang dấn thân vào công cuộc quyết liệt nhất của thế giới ngày nay. Nếu chúng ta đang ưu tư tìm hiểu trọng trách của chúng ta với tư
cách là những nhà quản trị, nhà giáo, nhà hướng dẫn giáo dục, nhà hướng nghiệp, nhà trị liệu, thì chính chúng ta đang giải bài toán sẽ định đoạt tương lai của hành tinh này. Vì tương lai sẽ không
tùy thuộc vào ngành khoa học vật lý. Nó tùy thuộc vào chúng ta là những kẻ đang nỗ lực tìm hiểu và giải quyết những tác động hỗ tương giữa những con người, đang cố gắng kiến tạo những mối liên hệ trợ lực. Tôi hy vọng rằng những câu hỏi mà tôi đặt ra cho chính mình cũng giúp ích
phần nào cho các bạn đạt tới sự hiểu biết và một viễn ảnh nào đó, trong khi các bạn cố gắng làm dễ dàng sự tăng trưởng trong mối liên hệ của các bạn.
*****
Chú thích:
1. Whitehorn and Betz – A study of psycho therapeatic relationships between physicians and schizophrenic patients, 1954.
2. Heine- Unpublished Doctoral Dissertation University of Chicago, 1950.
3. Fielder: Quantitative Studies on the Role of Therapists feelings toward their patients – New York, 1953.
4. Dittes, Galbanic skin response as a measure of patients’ reaction, 1957. 5. Harlow, The nature of love, 1958.
6. Ends and Page, a study of three types of group psychotherapy, 1957.
7. Halkides, An experimental study of four conditions necessary for therapeutic change, 1958.
Chương 4: